Tấm lòng 'vàng' sẻ chia vì cộng đồng trong tâm dịch covid – 19


Thứ 5, 23/04/2020 | 09:00


(ĐS&PL) Bên cạnh thông tin về diễn biến dịch Covid-19, các giải pháp phòng tránh, sự nỗ lực của các cấp các ngành… những thông tin về sự sẻ chia, đóng góp công sức

(ĐS&PL) Bên cạnh thông tin về diễn biến dịch Covid-19, các giải pháp phòng tránh, sự nỗ lực của các cấp các ngành… những thông tin về sự sẻ chia, đóng góp công sức, vật chất, tinh thần của toàn xã hội trong cuộc chiến đặc biệt cũng luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. Đó như một luồng ánh sáng thắp lên tinh thần đoàn kết, đồng tâm, đồng lòng để vượt qua khó khăn.

Truyền tải sự yêu thương qua từ thiện

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong hơn 3 tháng qua, với lời hiệu triệu “Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, hiệp đồng chặt chẽ, đoàn kết, trách nhiệm sâu sát từ Trung ương đến tận tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19.

Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu.

Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh.không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19.

Khi dịch Covid-19 bùng phát đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ những người nghèo khó. Đặc biệt nhất kể từ khi cách ly xã hội được áp dụng, khắp nơi xuất hiện những lời kêu gọi cùng chung tay giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn. Mỗi người dân, tùy theo khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có của góp của, có sức góp sức, có ý tưởng góp ý tưởng, không phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng. Đúng với tinh thần đó, trong những ngày qua, sự chung tay, đồng lòng đã được thể hiện rất rõ trong cuộc sống.

Sáng 20/4, nhóm phóng viên chúng tôi may mắn được gặp chị Hằng đang đến Hội chữ Thập đỏ Quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội ) để trao hàng trăm suất quà và hàng trăm bộ quần áo  cho các y bác sĩ, bộ đội nơi tuyến đầu. Tuy đơn giản chỉ là những túi gạo, thực phẩm, những bộ quần áo hay chiếc khẩu trang nhỏ nhắn,… không có giá trị quá lớn về vật chất nhưng lại là một nguồn động viên tinh thần rất lớn cho những người hùng hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống dịch.

Chị Hằng ( ngoài cùng tay trái) trao quà đến Hội chữ Thập đỏ quận Hoàn Kiếm

Là một người dân trong phố cổ quận Hoàn Kiếm, việc kinh doanh của gia đình chị Hằng cũng bị ảnh hưởng nặng nề .Mặc dù tổn thất rất lớn do phải đóng cửa để chấp hành nghiêm quy định của chính quyền để phòng chống lây lan của dịch bệnh nhưng chị Hằng, với tấm lòng hảo tâm và tình yêu nước vô bờ bến, đã chủ động hỗ trợ bưu yếu phẩm  thực phẩm cho các y bác sĩ, bộ đội đang căng mình chống dịch nơi tuyến đầu.    

Chị Hằng chia sẻ: “ Trước đợt dịch bệnh, là dân kinh doanh tôi thực sự cũng bị ảnh hưởng. Với mong muốn đẩy lùi đợt dịch, cuộc sống trở lại bình thường, hơn hết là chúng ta phải đồng lòng, đồng hành cùng Nhà nước. So với những gì mà các y bác sĩ tuyến đầu đang chịu đựng hay nguồn kinh phí mà Nhà nước đã bỏ ra thì những đóng góp ấy của tôi có là gì. Tuy nhiên, dù nhỏ nhưng là cả tấm lòng. “

Chị cũng đã từng thầm lặng tham gia rất nhiều các hoạt động thiền nguyện ,với tinh thần tương thân tương ái "lá lành đùm lá rách " chỉ đơn giản là truyền cảm sức mạnh nhân đạo trong từng món quà gửi đến những hoàn cảnh đang khó khăn hơn.

“ Tôi chỉ nghĩ mỗi cá nhân phải thực hiện thật tốt các biện pháp phòng chống dịch thôi cũng đã là trách nhiệm với bản thân, gia đình. Tôi tin rằng không chỉ riêng chúng tôi mà mỗi một công dân của Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn đại dịch COVID-19 sớm đi qua. Chính vì thế, của ít lòng nhiều, chúng tôi muốn đóng góp phần nào nhằm chung sức cùng Nhà nước, Chính phủ ta chiến thắng trong "mặt trận" này” Chị Hằng bày tỏ.

"Là những que diêm đốt cháy lòng thương người"

Chia sẻ việc làm thiện nguyện trong mùa dịch của chị Hằng hiện nay là tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó đúng như tinh thần  “ tương thân tương ái “ của người Việt từ xa xưa. Mỗi khi đất nước hay ai đó gặp khó khăn đều dấy lên sự chung tay của cộng đồng. Theo đó, lòng tốt không ở đâu xa mà nó nằm trong chính truyền thống của người Việt được gìn giữ, tiếp nối qua nhiều đời.

“ Biết rằng trong mắt bạn bè quốc tế thì Việt Nam càng cần phải phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái dồi dào, biết giúp đỡ lẫn nhau vượt qua tình cảnh khó khăn. Khi nhìn thấy hình ảnh người chiến sĩ, bộ đội trên ti vi nhường chỗ ăn chỗ ở, những y bác sĩ ngày đêm vất vả, các chú công an làm nhiệm vụ được giao thì cảm thấy vô cùng cảm kích và xúc động. Vì vậy thấy hành động của mình tuy nhỏ bé nhưng là điều có ích đóng góp cho xã hội. “

Không chỉ tham gia từ thiện tại những điểm “nóng”, chị Hằng cũng là một tấm gương có nhiều sáng kiến sáng tạo trong việc phòng chống dịch ngay tại nơi kinh doanh. Vốn là chủ một điểm kinh doanh nhỏ tại quận Hoàn Kiếm, ngay sau khi Việt Nam xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, chị Hằng đã chủ động có những biện pháp bảo vệ nhân viên cũng như khách hàng tại nơi kinh doanh, đồng thời nhắc họ nghiêm túc thực hiện những khuyến cáo phòng chống bệnh của bộ Y tế. Đây là những việc làm thiết thực nhất để đẩy lùi dịch bện.

Đại diện Hội chữ Thập đỏ quận Hoàn Kiếm, chị Nguyễn Hồng Hoa gửi lời cám ơn cũng như rất xúc động trước tấm lòng vàng của chị Hà Hằng. Chị hy vọng sẽ có nhiều cá nhân hơn nữa cùng nhau có những chương trình thiện nguyện thiết thực để lan tỏa trong cộng đồng. Hội chữ thập đỏ quận Hoàn Kiếm cũng đã triển khai một số hoạt động trong mùa dịch: phát khẩu trang, nước rửa tay, phát tờ rơi, hỗ trợ gạo, đồ ăn cho người dân như phát 200 bộ quần áo mỏng, 200 chai kháng khuẩn,  100 mũ chắn bọt 

Gian khó, nguy hiểm luôn rình rập là vậy nhưng “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của đồng bào, kiều bào về nước và cả những người mang quốc tịch nước ngoài…

Dù cuộc chiến chống lại dịch bệnh còn chông gai, con đường đi còn nhiềugian khó,  "những chiến sĩ áo trắng của chúng ta kiểm soát được tình hình dịch bệnh, an toàn cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Vì vậy, đến thời điểm này, nước ta chưa có trường hợp nào tử vong do COVID-19 gây ra, ngoài ra số lượng người mắc COVID-19 ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với nước. Trong cuộc chiến chống đại dịch Việt Nam còn là điểm sáng trên toàn cầu, được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao Việt Nam

Cường Hàn

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-long-vang-se-chia-vi-cong-dong-trong-tam-dich-covid-19-a320817.html