Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh trên bản đồ công nghiệp mỹ phẩm thế giới


Thứ 2, 25/11/2019 | 07:34


Với nguồn nguyên liệu phong phú, nhân lực dồi dào, sáng tạo và có khả năng gia công hiện đại, ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam

(ĐS&PL) Với nguồn nguyên liệu phong phú, nhân lực dồi dào, sáng tạo và có khả năng gia công hiện đại, ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên bản đồ thế giới.

Xu hướng sử dụng mỹ phẩm thuần Việt đang gia tăng

Vài năm trở lại đây, mỹ phẩm thuần Việt đang dần chinh phục người tiêu dùng. Bởi môi trường sống đang bị ô nhiễm, xu hướng làm đẹp bằng các phương pháp tự nhiên lên ngôi, nhiều loại mỹ phẩm công nghiệp chứa quá nhiều hóa chất độc hại ngày càng mất niềm tin của người tiêu dùng. Một phần đông công chúng đang chuyển dần sang hướng sử dụng mỹ phẩm thuần Việt để bảo vệ sức khỏe và làm đẹp khoa học.

Mỹ phẩm thiên nhiên đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng

Hơn nữa, mỹ phẩm Việt cũng đang sống dậy với nhiều dòng sản phẩm “cây nhà lá vườn”. Với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, nhiều hãng mỹ phẩm đã dần chinh phục được niềm tin và thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên, có một thực tế rằng, rất nhiều trong số những sản phẩm đó chưa đáp ứng được đầy đủ và hiệu quả nhất nhu cầu rất đông của thị trường. Một phần bởi lý do chưa đưa được các công thức mỹ phẩm đó vào gia công một cách công nghiệp. Việc gia công bằng công nghệ hiện đại không những giúp cho sản phẩm được sản xuất ra đồng bộ với số lượng lớn, nó còn đảm bảo an toàn và hạn chế những rủi ro trong quá trình sản xuất.

Thực tế đó đòi hỏi một ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển: công nghiệp gia công mỹ phẩm. Phần lớn các công ty mỹ phẩm Việt Nam muốn mở rộng số lượng và phát triển thương hiệu từ trước đến nay đều phải gửi gia công từ nước ngoài. Công nghiệp mỹ phẩm chỉ phát triển khi có công nghiệp gia công song hành với sự phát triển của sản phẩm. Và tương lai mỹ phẩm Việt quyết định phần nhiều ở công nghiệp gia công.

Gia công mỹ phẩm cần được đẩy mạnh để đưa mỹ phẩm Việt ra nước ngoài

Để thương hiệu mỹ phẩm Việt có chỗ đứng trên thị trường quốc tế đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ở đó có sự kết hợp của nguồn nguyên liệu an toàn, công thức chế biến hiệu quả và một quy trình sản xuất khép kín, hiện đại, đảm bảo đầu ra không những chất lượng mà còn mang tính thẩm mỹ cao.

Nhu cầu thị trường ngày càng lớn đồng nghĩa với yêu cầu đối với ngành gia công mỹ phẩm cũng trở nên gắt gao hơn. Một số nhà máy gia công mỹ phẩm ở Việt Nam đã và đang trên tiến trình hoàn thiện. Tiêu biểu có thể kể đến như nhà máy Reshpcos. Quản lý Reshpcos chia sẻ:

“Hiện nay Reshpcos đang đáp ứng được nhu cầu thị trường trên 300 tấn/ năm và đang nâng cấp thêm máy móc và nhân lực để đạt thêm doanh số gấp 10 lần con số trên. Sang năm 2020 sẽ đầu tư thêm các nhà máy phía Bắc và phục vụ khách hàng ở đây thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian giao dịch và giảm giá thành sản phẩm”.

Nhà máy gia công Reshpcos

Song hành với sự lớn lên của nhu cầu làm đẹp, có nhiều vấn đề nảy sinh xung quanh nó. Tiêu biểu là câu chuyện mỹ phẩm bẩn. Thực tế cho thấy mỹ phẩm bẩn tràn lan trên thị trường khiến cho người tiêu dùng cảm thấy ái ngại khi sử dụng một loại sản phẩm mới. Đó cũng là một trong những trách nhiệm đặt ra đối với những đơn vị gia công mỹ phẩm. Bởi đây là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp nhất trong việc đưa công thức trở thành sản phẩm. Chia sẻ với phóng viên về những trăn trở của ngành gia công mỹ phẩm đối với sức khỏe cộng đồng, đại diện nhà máy gia công Reshpcos cho hay:

“Chúng tôi luôn đặt sứ mệnh loại bỏ ngay những đơn hàng có chất gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi vì quan điểm của chúng tôi là kinh doanh phải lợi mình lợi người, chỉ có vậy mới phát triển được”.

Đặt lợi ích của người sử dụng lên hàng đầu, sản phẩm đầu ra mới thực sự chất lượng và dần chinh phục được khách hàng trong nước và cả trên thế giới. Sự phát triển và những bước tiến vững vàng của các nhà máy gia công mỹ phẩm một lần nữa khẳng định rằng tương lai của ngành mỹ phẩm Việt là hoàn toàn rộng mở. 

Quỳnh Phạm

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-dang-co-loi-the-canh-tranh-tren-ban-do-cong-nghiep-my-pham-the-gioi-a302157.html