+Aa-
    Zalo

    Xác tàu Titanic được cựu sĩ quan tình báo hải quân Mỹ tìm thấy như thế nào?

    • DSPL
    ĐS&PL Con tàu Titanic nằm nguyên dưới đáy biển suốt hơn 7 thập niên cho đến khi Ballard và các đồng nghiệp quốc tế phát hiện xác tàu nhờ công nghệ sóng âm.

    Con tàu Titanic nằm nguyên dưới đáy biển suốt hơn 7 thập niên cho đến khi Ballard và các đồng nghiệp quốc tế phát hiện xác tàu nhờ công nghệ sóng âm.

    Nhà hải dương học Mỹ Robert Ballard. Ảnh: News.co.au

    Nổi danh là con tàu không thể chìm, tàu RMS Titanic đâm vào một tảng băng trôi tháng 4/1912 và biến mất dưới làn nước lạnh lẽo ở Bắc Đại Tây Dương, theo National Geographic. Xác tàu được phát hiện năm 1985 sau khi đắm nhiều thập niên. Trên thực tế, phát hiện về vị trí xác tàu Titanic là kết quả của một chuyến thám hiểm quân sự thời Chiến tranh Lạnh.

    Theo Robert Ballard, cựu sĩ quan tình báo hải quân và là nhà hải dương học Mỹ có công tìm thấy tàu Titanic, ông đã có cuộc gặp với phó chỉ huy trưởng đội tàu ngầm Mỹ Ronald Thunman năm 1982 để xin vốn phát triển công nghệ lặn robot nhằm tìm kiếm con tàu đắm.

    Ông Thunman đồng ý với điều kiện ông Ballard phải tìm kiếm và giải đáp nguyên nhân mất tích của 2 tàu ngầm hạt nhân Mỹ USS Thresher và USS Scorpion. 

    USS Thresher chở theo 129 thủy thủ đoàn biến mất khi đang thử nghiệm lặn sâu vào ngày 10/4/1963 ở ngoài khơi bờ biển Boston. Trong khi USS Scorpion chở theo 88 thủy thủ đoàn phát đi tín hiệu cuối cùng vào ngày 22/5/1968 gần Azores, một quần đảo Bồ Đào Nha và không bao giờ trở lại. 

    Mỹ khi đó rất lo lắng về 2 vụ mất tích trên vì lo ngại bí mật động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ lọt vào tay Liên Xô. Vì vậy khi Ballardb bắt tay vào tìm kiếm, Mỹ vờ như đang săn lùng một con tàu biển mất tích chứ không phải giải mã số phận của 2 tàu ngầm hạt nhân.

    Các phóng viên chụp lại cảnh một con tàu đang kéo Titanic ra khỏi Southampton. 5 ngày sau, con tàu huyền thoại này đã nằm lại dưới đáy Đại Tây Dương. Ảnh: Getty

    Kết quả là, nhóm thám hiểm của nhà hải dương học Mỹ tìm thấy xác của USS Thresher vào năm 1984 ở phía đông duyên hải Mỹ và sau đó là USS Scorpion ở phía đông Đại Tây Dương.

    Và khi chỉ còn lại 12 ngày, Ballard quyết tâm áp dụng công nghệ mới để tìm kiếm tàu Titanic và cuối cùng đạt được phát hiện đột phá nhờ kiên trì lần theo vệt bụi đất sau đuôi con tàu nổi tiếng.

    "Hải quân không ngờ tới tôi sẽ tìm thấy tàu Titanic, vì vậy khi điều đó xảy ra, họ thực sự lo ngại về việc công khai. Nhưng mọi người quá quan tâm tới huyền thoại tàu Titanic tới mức họ không bao giờ để ý những gì liên quan", Ballard nói.

    Nhiều đội tìm kiếm đã cất công đi tìm vị trí con tàu nhưng đều trở về tay trắng. Con tàu nằm nguyên dưới đáy biển suốt hơn 7 thập niên cho đến khi Ballard và các đồng nghiệp quốc tế phát hiện xác tàu nhờ công nghệ sóng âm và những robot hoạt động dưới nước.

    Công nghệ sóng âm là kỹ thuật dựa vào sự lan truyền của âm thanh để phát hiện các vật thể trên mặt nước, trong lòng nước hoặc dưới đáy nước. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng sóng âm quét sườn (side scan sonar) để dò tìm vật thể bị chìm ở biển hoặc sóng âm đo độ sâu (bathymetry) để lập bản đồ địa hình vùng biển, đồng thời xác định tình trạng dưới đáy nước.

    Xác tàu Titanic ở độ sâu 4.000 m dưới đáy biển:

    Ảnh: The Blue Fish

    Ảnh: The Blue Fish

    Ảnh: The Blue Fish

    Ảnh: The Blue Fish

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xac-tau-titanic-duoc-cuu-si-quan-tinh-bao-hai-quan-my-tim-thay-nhu-the-nao-a254824.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan