Xe máy chùng xích, xử lý thế nào?


Thứ 7, 05/07/2014 | 12:04


Xích chùng không chỉ gây tiếng kêu khi va đập với hộp xích khiến người lái cảm thấy khó chịu, mà nó còn là nguyên nhân của hiện tượng trượt hoặc đứt xích giữa đường,

Xích chùng không chỉ gây tiếng kêu khi va đập với hộp xích khiến người lái cảm thấy khó chịu, mà nó còn là nguyên nhân của hiện tượng trượt hoặc đứt xích giữa đường, dẫn đến những tai nạn không đáng có.

Nguyên nhân chùng xích

Bộ truyền xích trên xe máy có tác dụng truyền công suất, biến đổi mô-men từ trục ra của hộp số tới nhông xích gắn trên bánh sau quay tròn, đẩy xe về phía trước. Có khá nhiều nguyên nhân khiến xích mòn, rão. Xe chạy, dây xích thường xuyên bị kéo căng, tải trọng càng nặng thì lực kéo càng lớn, làm việc lâu ngày khiến xích giãn dài và chùng xuống.

Xe máy chùng xích, xử lý thế nào?
Xe chạy, dây xích thường xuyên bị kéo căng, tải trọng càng nặng thì lực kéo càng lớn, làm việc lâu ngày khiến xích giãn dài và chùng xuống.

Hầu hết các loại xe gắn máy hiện này đều sử dụng xích con lăn một dãy. Xích gồm các má liên kết với nhau bằng chốt. Con lăn ôm ngoài chốt đóng vai trò như một chi tiết đệm giữa chốt răng xích. Sự chà sát trong thời gian dài khiến con lăn, chốt và các răng xích mòn, dẫn đến hiện tượng chùng.

Đặc biệt, tốc độ mòn của các chi tiết tăng khi làm việc trong điều kiện bôi trơn kém, xích để trần hoặc ngập trong nước. Xích bám nhiều bụi bẩn, các hạt rắn đóng vai trò như các hạt mài bào mòn dần bề mặt chi tiết. Việc bôi trơn diễn ra không liên tục, bề mặt tiếp xúc giữa con lăn với chốt và răng thay đổi tạo ra những khu vực không có dầu bôi trơn nên khi ngập trong nước mưa, nhanh bị ăn mòn bởi các thành phần axit trong nước. Lớp muối hoặc lớp ôxi ngày thường có độ xốp, cơ tính yêu hơn nên dễ bị bào mòn.

Các dấu hiệu khi xích bị chùng

Đa phần các trường hợp xích chùng đều gây nên tiếng kêu lọc cọc. Tiếng kêu rõ, xe có hiện tượng giật khi người lái giữ tay ga không đều. Hiện tượng này cũng xuất hiện khi xe tăng giảm tốc độ đột ngột.

Xe máy chùng xích, xử lý thế nào?
Xích chùng dễ dẫn đến hiện tượng tuột hoặc đứt xích, gây nguy hiểm cho người điều khiển.

Về mặt truyền lực, chạy xe có xích chùng, rão cũng giống như việc xe đi trên đường gồ ghề vì tải mà động cơ không ổn định ảnh hưởng tới khả năng vận hành của xe. Sức va đập lớn khi xe chạy tốc độ cao. Khả năng rung lắc lớn, cộng thêm sức văng từ lực quán tính có thể dẫn đến hiện tượng ăn khớp sai gây tuột xích hoặc đứt xích khi tăng giảm ga đột ngột.

Phát hiện và xử lý

Chuyên gia kỹ thuật của các hãng xe máy khuyên rằng, nếu nghe thấy tiếng kêu lạ ở khu vực hộp xích, người sử dụng nên mang xe đi kiểm tra, vì đó là dấu hiện cho thấy xích bị chùng.

Tuổi thọ của hệ thống nhông xích phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm tra và bảo dưỡng. Phải làm việc này mỗi khi xe chạy được 1.000 km, nếu không, chúng sẽ chóng mòn hoặc hỏng hóc bất ngờ trong lúc xe chạy, gây nguy hiểm.

Kiểm tra độ rão, chùng xích

Xe máy chùng xích, xử lý thế nào?

1. Tắt máy, dựng chân chống giữa lên và vào một số bất kỳ.

2. Tháo nắp cao su đậy hộp và dùng ngón tay nâng hạ đoạn xích chạy qua lỗ thăm. Độ chùng cho phép là khi khoảng dịch chuyển lên xuống bằng 20-30 mm.

3. Quay bánh sau chầm chậm và kiểm tra độ chùng xích ở nhiều điểm, kết quả phải không thay đổi. Nếu không đều, do nhông sau bị ô van hoặc một vài mắt bị đội răng, phải bôi trơn xích.

4. Kiểm tra độ bám khít của xích với nhông sau, nếu xích chỉ chạy trên đỉnh răng tức là đã quá rão, ô van…

5. Nếu dây xích hay nhông đã mòn hoặc hư hỏng quá, nên thay thế ngay. Không dùng xích mới với một đĩa mòn, vì như vậy, cả bộ sẽ lại hỏng nhanh chóng.

Chỉnh độ căng-chùng của xích

Tư vấn - Xe máy chùng xích, xử lý thế nào? (Hình 4).

Nếu xích tải cần phải điều chỉnh, thao tác như sau:

1. Dựng chân chống giữa lên, về số 0.

2. Nới lỏng ốc trục và ốc kẹp nhông sau.

3. Vặn êcu ở bên tăng đơ trái để chỉnh xích, vừa vặn vừa kiểm tra độ chùng cho đạt. Xoáy ốc ở phải theo bên trái, sao cho khấc ở hai bên tăng đơ cùng trị số so với dấu trên hai càng sau.

Chú ý: Nếu tăng đơ đã kéo ra hết mức mà vẫn chùng thì đó là lúc bạn nên thay xích. Khoảng tự do của bàn đạp phanh sau sẽ bị ảnh hưởng khi vị trí trục bị thay đổi theo xích. Hãy chỉnh lại nếu cần.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xe-may-chung-xich-xu-ly-the-nao-a39677.html