+Aa-
    Zalo

    Xe mô tô và xe gắn máy khác nhau như thế nào?

    (ĐS&PL) - Hai thuật ngữ "xe mô tô" và "xe gắn máy" thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng trên thực tế, chúng có sự khác biệt rõ ràng về mặt pháp lý và kỹ thuật.

    Việc phân biệt rõ ràng hai loại xe này rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ luật lệ.

    Định nghĩa theo quy định pháp luật

    Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN – 41:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT: 

    - Xe gắn máy: Là chỉ phương tiện có 2 hoặc 3 bánh, chạy bằng động cơ và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.

    - Xe mô tô: Là loại xe cơ giới có 2 hoặc 3 bánh, di chuyển bằng động cơ dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên. Trọng lượng của mô tô 2 bánh không quá 400kg, hoặc sức chở từ 350 – 500kg đối với mô tô 3 bánh.

    Điểm khác biệt chính

    Dựa trên định nghĩa trên, ta có thể tóm tắt các điểm khác biệt chính giữa xe mô tô và xe gắn máy như sau:

    Xe mô tô và xe gắn máy khác nhau như thế nào? - 1

     

    Những mức xử phạt tương đương của cả 2 xe

    Mức phạt quá tốc độ tối đa cho phép

    Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, xe mô tô và xe gắn máy đều có mức xử phạt tương đương như nhau:

    - Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX.

    - Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX.

    - Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định trên 20 km/h và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.

    Việc phân biệt xe mô tô và xe gắn máy sẽ giúp người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình trước pháp luật.

    Việc phân biệt xe mô tô và xe gắn máy sẽ giúp người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình trước pháp luật.

    Mức phạt khi sử dụng rượu/bia khi lái xe

    Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, xe mô tô và xe gắn máy đều có mức xử phạt tương đương như nhau:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1lít khí thở.

    Những lưu ý cần biết

    - Một số loại xe có thiết kế tương tự xe gắn máy nhưng có vận tốc cao hơn 50 km/h hoặc dung tích xi-lanh lớn hơn 50 cm3 sẽ được phân loại là xe mô tô.

    - Người điều khiển xe mô tô cần có giấy phép lái xe phù hợp và tuân thủ luật lệ giao thông dành cho xe cơ giới.

    - Việc phân biệt rõ ràng xe mô tô và xe gắn máy giúp đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời góp phần quản lý phương tiện hiệu quả hơn.

    V.H(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/xe-mo-to-va-xe-gan-may-khac-nhau-nhu-the-nao-a414094.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan