Xe tăng T-90 của Nga bị đồng đội nã nhầm tên lửa chống tăng, cháy đen kịt, tan tành


Thứ 5, 17/09/2020 | 07:03


Cùng sự kiện

Vụ bắn nhầm nghiêm trọng được cho là xảy ra tại thao trường Astrakhan trong một cuộc tập trận quy mô nhỏ của Quân đội Nga.

Vụ bắn nhầm nghiêm trọng được cho là xảy ra tại thao trường Astrakhan trong một cuộc tập trận quy mô nhỏ của Quân đội Nga.

Hình ảnh chiếc xe tăng trúng tên lửa. 

Hình ảnh tại hiện trường cho thấy chiếc xe tăng T-90 đã bị cháy đen thui ở một bên thân xe, phần còn lại thì không rõ ràng.

Chiếc T-90 bị đồng đội bắn nhầm bằng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M113 Konkurs từ bệ phóng đặt trên xe chiến đấu bộ binh BMP-2. Quả đạn đi vào phía sau tháp pháo thổi bay thùng đựng đồ bên phải và gây ra một vụ cháy.

May mắn, viên đạn chỉ sượt qua mà không tấn công thẳng vào giáp xe nên có thể là kíp lái sẽ không chịu quá nhiều thương tích nặng nề.

Hiện vẫn chưa rõ vì sao pháo thủ của BMP-2 lại phóng nhầm đạn vào chiếc T-90, tên lửa 9M113 Konkurs sử dụng hệ dẫn đường kiểu cũ - Người phóng theo dõi vị trí của một đèn hồng ngoại ở phía sau của tên lửa để điều chỉnh tên lửa đến mục tiêu - và truyền lệnh thích hợp đến tên lửa thông qua một dây mảnh được nói đằng sau tên lửa. Hầu như người phóng sẽ phải bám sát đường đi của tên lửa tới khi trúng mục tiêu, do vậy nếu phát hiện sai sót họ có thể sửa sai ngay.

Dòng T-90 được Moskva phát triển từ đầu thập niên 1990, dựa trên khung thân xe tăng chủ lực T-72B nâng cấp và sử dụng tháp pháo mới, ứng dụng nhiều công nghệ của dòng T-80U, nhằm tạo ra dòng MBT có uy lực mạnh nhưng không quá đắt đỏ như T-80.

Một chiếc T-90A hoàn chỉnh chỉ nặng khoảng 50 tấn, nhẹ hơn nhiều so với mức 60-70 tấn của xe tăng Leopard 2 hoặc M1A2 Abrams. Hệ thống nạp đạn tự động giúp tổ lái rút gọn chỉ còn ba người là lái xe, trưởng xe và pháo thủ, thay vì 4 như phần lớn xe tăng phương Tây. Điều này khiến T-90A có hình dáng nhỏ gọn, khó bị phát hiện và bắn trúng trên chiến trường.

Mặc dù giáp xe tăng T-90A được đánh giá là siêu dày, thế nhưng hầu như các thiết kế xe tăng quá khứ và hiện tại thì phần đuôi tháp vẫn là mỏng nhất, chúng cũng không được trang bị giáp tăng cường ở các phần đuôi. Thế cho nên nếu trúng đạn vào vị trí đuôi xe hay đuôi tháp pháo thì hầu như mọi xe tăng đều hứng chịu thiệt hại nặng nề.

Trong ảnh là một chiếc T-90A của Quân đội Syria sau khi trúng đạn vẫn còn nguyên vẹn giáp trước phủ giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-5.

Ước tính, vỏ giáp của T-90A có độ bền tương đương 550mm thép cán (khi chống chọi với đạn động năng APFSDS) hay 650mm (khi chống đạn nổ lõm - HEAT). Khi được trang bị thêm giáp phản ứng nổ thế hệ 2 là Kontakt-5 thì thông số này tăng lên 800-830mm (chống đạn APFSDS) và 1.150-1.350mm thép (chống đạn HEAT

Nếu đem so với thông số xuyên của tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs thì lớp giáp trước T-90A thừa sức có thể kháng cự. Theo các tài liệu được công bố, phiên bản 9M113M Konkurs-M trang bị đầu nổ kiểu tandem có thể xuyên 800mm thép đồng nhất sau giáp phản ứng nổ (ERA).

Ngoài khả năng phòng vệ tốt, T-90A còn sở hữu hệ thống cảm biến quang học và máy tính đường đạn tối tân, vượt trội hoàn toàn so với những xe tăng đời cũ như T-62M và T-72. Chúng thường thể hiện ưu thế khi công kích phiến quân từ xa hoặc trong đêm tối.

Mộc Miên (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xe-tang-t-90-cua-nga-bi-dong-doi-na-nham-ten-lua-chong-tang-chay-den-kit-tan-tanh-a339255.html