+Aa-
    Zalo

    Xin lỗi, Apple không giống Microsoft!

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Gần đây một nhà phân tích của Barclays đã đưa ra ý kiến đánh giá rằng cổ phiếu của Apple đã không còn đáng mua, và Apple đang đi vào vết xe đổ của Microsoft.
    (ĐSPL) - Gần đây một nhà phân tích của Barclays đã đưa ra ý kiến đánh giá rằng cổ phiếu của Apple đã không còn đáng mua, và Apple đang đi vào vết xe đổ của Microsoft.
    Xin lỗi, nhưng Apple không giống Microsoft!
    Apple và Microsoft rất khác nhau.
    Nhà phân tích Ben Reitzes của Barclays cho rằng thị trường di động đã trưởng thành, và Apple không thể tạo ra được những sản phẩm “cách mạng” như iPhone hay iPad, và dựa trên một vài điểm giống nhau bên ngoài giữa Apple với Microsoft, ông kết luận răng “Apple đang đi vào vết xe đổ của Microsoft”. Điều này liệu có đúng? Chắc chắn là không!
    Đầu tiên, Reitzes cho rằng: cả Apple và Microsoft đều đạt tới giá trị vốn hóa đỉnh điểm 620 tỷ USD sau đó liên tục suy giảm, và điều này cho thấy lịch sử đang lặp lại. Nhưng họ đã lầm, vì con số 620 tỷ đó không giống nhau. Microsoft có giá trị vốn hóa thị trường 620 tỷ USD vào năm 1998, nếu xét theo yếu tố lạm phát và quy ra giá trị đồng USD hiện tại thì giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft vào lúc đỉnh điểm là 850 tỷ USD. Vì vậy, giá trị vốn hóa thị trường lúc đỉnh điểm của 2 công ty này không thể giống nhau. Bạn không thể nhìn vào một người vất vả vượt qua cơn bão và một người vừa chơi phun nước rồi kết luận “họ đều bị ướt do nước” mà bỏ qua lý do tại sao họ ướt.
    Nhà phân tích của Barclays đưa ra quan điểm rằng: Giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft đã liên tục sụt giảm do tăng trưởng chậm, và Apple cũng vậy. Nhưng trên thực tế, sau khi giá trị vốn hóa thị trường rơi một cách nhanh chóng vì nổ bóng bóng dotcom năm 1998, từ 1999 đến 2004 Microsoft đã “lên đỉnh” một lần nữa với mức tăng trưởng cực kì ấn tượng. Nhà phân tích của Barclays đã không xem xét đến giai đoạn đầu thiên niên kỉ này, mà chỉ nhìn vào thời điểm 1998, rồi vội vàng đưa ra kết luận rằng đây là “một sự trùng hợp kì lạ”.
    Chuyên gia của Barclays nói rằng: Giá trị vốn hóa thị trường của 2 công ty đều “lên đỉnh” khi 2 công ty có một vài sản phẩm đạt lợi nhuận cao. Nhưng Reitzes đã bỏ qua các tính toán về giá trị lợi nhuận gộp và kết quả kinh doanh của 2 công ty. Với Microsoft, tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu đạt 50\% vào năm 1999, hiện nay chỉ còn là 34\%, mặc giá trị lợi nhuận hiện này là 21,9 tỷ USD, gấp 3 lần so với mức 7,5 tỷ USD năm 1999, nếu tính cả trên giá trị lạm phát thì con số này vẫn rơi vào khoảng 2 lần. Tỷ suất lợi nhuận rõ ràng ảnh hưởng rất nhiều tới Microsoft. Vào thời điểm hiện tại, Microsoft có rất nhiều sản phẩm phải bù lỗ như Xbox, Surface ở mảng thiết bị phần cứng, hay công cụ tìm kiếm Bing.của mảng dịch vụ, nhưng các nhà lãnh đạo của Microsoft nhận thấy tương lai của công ty trong những sản phẩm đó, vì vậy họ chấp nhận chịu lỗ trước mắt khi đầu tư vào chúng.
    Apple không chắc có thể làm tốt hơn những gì Microsoft đã làm. Nhưng rõ ràng là tỷ suất lợi nhuận của Apple không phải là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới những nhóm nhà đầu tư của họ. Có nhóm cho rằng Apple cần cắt giảm lợi nhuận, hạ giá bán sản phẩm để tăng thị phần. Một số khác lại muốn Apple tiếp tục tạo ra những điều kì diệu, và họ thất vọng khi Apple không làm được điều đó. Con đường mà Apple đi mới là yếu tố ảnh hưởng tới nhà đầu tư của họ chứ không phải là lợi nhuận mà họ đạt được. Và nếu lập luận dựa trên một vài loại lợi nhuận theo cách này, thì chuyên gia phân tích của Barclays sẽ không bao giờ có thể giải thích được “hiện tượng Amazon”, với lợi nhuận hoạt động thấp và không hề có những “điều kì diệu”. Đây là một cách so sánh rất lộn xộn.
    Ben Reitzes nói rằng: “Mua lại cổ phiếu không giúp cổ phiếu tăng giá”. Cả Apple và Microsoft đều mua lại cổ phiếu trước áp lực thị trường, và chúng không giúp cổ phiếu của họ tăng giá. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng nó có liên quan gì ở đây? Apple có nhiều tiền mặt hơn cả Microsoft và Goolge cộng lại, và họ là một trong 2 công ty giàu có nhất hành tình. Họ mua lại cổ phiếu của mình vì thấy chúng không còn giữ vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho hoạt động của công ty, sự quan tâm của thị trường với những cố phiếu này đã giảm, đó cũng là cách để họ tích lũy tiền mặt và là một kênh đầu tư. Không một công ty đang hấp hối nào có thể thực hiện việc này với cổ phiếu của họ. Nhà phân tích của Barclays cho rằng việc mua lại cổ phiếu làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của Apple và Microsoft, và làm giảm lợi nhuận của công ty vì nó là một khoản đầu tư không hiệu quả. Nhưng ông ấy quên rằng các công ty này mua lại cổ phiếu của mình khi họ có rất nhiều tiền mặt ko dùng tới và vẫn có thể đảm bảo mức cổ tức lớn cho nhà đầu tư, và giá cổ phiếu của họ cũng không đi xuống mãi.
    Nếu một chuyên gia phân tích của Barclays có những đánh giá non nớt và hời hợt như vậy, thì sau này  bạn nên cẩn thận với bất cứ sản phẩm tài chính nào có tên Barclays trên đó.
    Đức Thọ(Theo Forbes)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xin-loi-apple-khong-giong-microsoft-a22838.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan