+Aa-
    Zalo

    Xuất hiện dịch vụ thuê người giúp mình "biến mất", nguyên nhân phía sau hé lộ hiện thực tàn khốc

    ĐS&PL Tại Nhật Bản, có một “nghề” là nghề giúp những người muốn thoát khỏi bạo lực gia đình "biến mất" sau một đêm, đưa họ đến nơi an toàn và sống cuộc đời mới.

    Tại thị trấn nhỏ Chiba, cách Tokyo hơn 50 km, người đàn ông tên Naoki Iwabuchi khoác lên mình bộ vest đen lịch sự và trình bày một cách chi tiết cách thức mình kinh doanh dịch vụ "yonigeya" hay "chuyển người trong đêm" - về cơ bản liên quan đến việc giúp mọi người biến mất.

    mong muon thoat khoi bao hanh nguoi phu nu san sang thue nguoi lam cho minh mat tich
    Mong muốn thoát khỏi bạo hành người phụ nữ sẵn sàng thuê người làm cho mình mất tích. Ảnh minh họa

    Công việc kinh doanh của Iwabuchi là một trong nhiều hoạt động giúp mọi người, đặc biệt là phụ nữ bị lạm dụng và nạn nhân bị đeo bám, biến mất khỏi cộng đồng và đến một nơi an toàn.

    Theo tờ Statista thống kê vào năm 2021, khoảng 80.000 người được báo cáo mất tích ở Nhật Bản. South China Morning Post phát hành một bộ phim tài liệu hôm 19/3 cho thấy, phần lời "jouhatsu-sha" (những người bốc hơi) chọn cách biến mất vì nợ nần, muốn thoát khỏi bạo lực gia đình hoặc chỉ để bắt đầu lại cuộc đời ở một nơi khác.

    Chia sẻ với SCMP,  Iwabuchi cho biết đây là công việc đầy rủi ro và nguy hiểm. Vì thế anh mang bên mình một "chiếc cặp tự vệ" màu đen kín đáo, khi mở ra sẽ thành một tấm khiên với một lớp áo giáp bên trong.

    Anh cũng luôn mang theo một thiết bị giống như dùi cui, có thể thu gọn, thứ được anh giới thiệu là sử dụng để bảo vệ.

    Người đàn ông này bắt đầu công việc đặc biệt của mình cách đây 16 năm, sau khi phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều phụ nữ phải đối mặt với bạo hành gia đình nhưng không thể chạy trốn. Iwabuchi quyết định can thiệp để giúp họ biến mất.

    Theo số liệu được công bố vào năm 2021 của Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản, số vụ bạo lực gia đình cần tư vấn năm 2020 tăng 436 vụ so với năm 2019, trong số này 76,4% nạn nhân là phụ nữ.
     
    Xét theo độ tuổi, có 23,4% nạn nhân trong độ tuổi 20; nạn nhân trong độ tuổi 30 chiếm 27% và độ tuổi 40 chiếm 22,9%. Nam giới chiếm 75,9% trong số thủ phạm hành hung, trong đó 26,3% trong độ tuổi 30 và 23,9% trong độ tuổi 40.

    Số liệu cũng cho thấy trong 8.778 vụ điều tra liên quan đến hành hung, có 5.183 vụ bạo lực gia đình, 2.626 vụ gây thương tích.

    Mặc dù không có vụ giết người, nhưng có 110 trường hợp thủ phạm có ý định giết người và một vụ gây thương tích dẫn đến tử vong.

    Khoảng 90% khách hàng của Iwabuchi là phụ nữ và 10% là nam giới. Hiện nay, số người tìm cách biến mất nhiều gấp 3 lần so với trước đại dịch COVID-19.

    Vậy nên dịch vụ "jouhatsu-sha" (những người bốc hơi) tại Nhật Bản dù có chi phí đắt đỏ nhưng phụ nữ nước này vẫn lựa chọn bởi họ muốn thoát khỏi tình trạng bạo lực gia đình.

    Dịch vụ "yonigeya" có thể có giá 2.000-20.000 USD cho một lần thực hiện, tùy thuộc vào mức độ rủi ro và phức tạp của từng trường hợp mà mức giá sẽ có thể tăng lên. Sau khi chọn cách “ bốc hơi” những người dùng dịch vụ này có thể dễ dàng đổi danh tính và ẩn náu ở Nhật Bản.

    Chia sẻ trên BBC, nhà xã hội học Hiroki Nakamori cho biết, quyền riêng tư được đánh giá cao ở Nhật Bản, những người mất tích có thể rút tiền từ máy ATM mà không bị phát hiện.

    Cảnh sát sẽ không can thiệp trừ khi người mất tích liên quan tới tội phạm hay tai nạn. Khi có người mất tích, điều gia đình những người mất tích có thể làm là chi thật nhiều tiền thuê thám tử tư. 

    Thùy Dung (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xuat-hien-dich-vu-thue-nguoi-giup-minh-bien-mat-nguyen-nhan-phia-sau-he-lo-hien-thuc-tan-khoc-a570254.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan