+Aa-
    Zalo

    Ý tưởng táo bạo của Giáo sư Nguyễn Anh Trí cách đây 22 năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cách đây 22 năm, GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí có ý tưởng táo bạo triển khai thử nghiệm công nghệ lấy bệnh phẩm tại nhà.

    Cách đây 22 năm, GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí, đại biểu Quốc hội, nguyên Viện Trưởng Viện Huyết học Truyền máu TW có ý tưởng táo bạo triển khai thử nghiệm công nghệ lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà.

    GS Nguyễn Anh Trí người từng “gây sốt” cộng đồng vào cuối năm 2017, khi ông chia tay cương vị viện trưởng  Viện Huyết học Truyền máu TW. Lúc đó, hiếm có vị viện trưởng nào được đồng nghiệp và bệnh nhân yêu quý đến vậy. Họ đứng thành hàng dài ở viện để nói lời tạm biệt ông trong nước mắt.

    Khi còn đảm đương cương vị viện trưởng Viện Huyết học, ông từng chia sẻ: “Khi chúng tôi làm tốt, tôi cảm ơn các bạn đã sẻ chia. Và khi chúng tôi chưa làm tốt, mong các bạn hãy càng gặp gỡ, thông tin cho chúng tôi biết”.

    GS Nguyễn Anh Trí và GS Nguyễn Viết Tiến (Thứ trưởng Bộ Y tế tại lễ Kỷ niệm 22 năm thành lập BV Medlatec)

    Sau đó, GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí trực tiếp tham gia làm việc tại bệnh viện Medlatec với cương vị cố vấn cao cấp. Nhưng ít ai biết, cách đây 22 năm, ông là người  có công đầu định hướng sáng lập bệnh viện này cùng Trung tâm lưu trữ di sản (HERITIST). Và trong dịp kỷ niệm 22 năm ngày thành lập, Bệnh viện Đa khoa Medlatec được đại diện lãnh đạo của Bộ Y tế trao Cờ thi đua, và Bằng khen.

    Với mong muốn giúp người dân kiểm soát dễ dàng tình trạng bệnh, giảm được thời gian chờ đợi, đi lại khi kiểm tra, theo dõi sức khỏe,  GS. Nguyễn Anh Trí có ý tưởng táo bạo triển khai thử nghiệm Công nghệ lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà.

    Công nghệ lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà, ý nghĩa này được thể hiện qua cách thức tổ chức, đồng thời đòi hỏi tính liên tục đổi mới, thay đổi để hướng đến một dịch vụ mà  bệnh nhân là trung tâm.

    Tại đây, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, toàn bộ cán bộ đi lấy đều được trang bị Phần mềm nhập liệu từ xa giúp dàng nhập liệu thông tin hành chính của bệnh nhân tại nơi lấy mẫu và chuyển thông tin ngay về trung tâm. Mẫu xét nghiệm được phân tích ngay khi chuyển về nên rút ngắn tối đa thời gian trả kết quả. Ngoài ra, phầm mềm còn có chức năng in biên lai thu tiền bảo đảm tính minh mạch tài chính của dịch vụ. Ghi nhận thành công của ứng dụng này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Bản quyền tác giả đã cấp Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả cho phần mềm lấy mẫu tại nhà IMED. Đây là một trong những niềm tự hào của GS Trí.

    GS Trí tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam

    Ngoài ra, xuất phát từ ý tưởng của GS.TS Nguyễn Anh Trí, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (gọi tắt là HERITIST) đã được thành lập năm 2008. Trung tâm là địa chỉ lưu giữ và phát huy giá trị di sản của các nhà khoa học và các ngành khoa học nước nhà. Qua một thập kỷ đi vào hoạt động, HERITIST đã đạt nhiều bước tiến mới, xây dựng được uy tín, lòng tin trong xã hội và các nhà khoa học Việt Nam. Kết quả, có 1281 nhà khoa học và hơn 50 vạn tài liệu của các nhà khoa học được sưu tầm và lưu giữ di sản tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

    Tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, trong vòng hơn 2 năm sau ngày mở cửa đón khách, công viên đã trở thành một địa chỉ khoa học, văn hóa, khoa học trong lòng nhân dân Hòa Bình và khu vực lân cận khi đã đón hơn 80 nghìn khách tham quan.

    Nam Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/y-tuong-tao-bao-cua-giao-su-nguyen-anh-tri-cach-day-22-nam-a221487.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan