Yakuza: Bên trong thế giới ngầm của Nhật Bản


Thứ 2, 02/10/2017 | 00:43


Cùng sự kiện

Tháng 8 năm 2015, Yamaguchi-gumi, trùm tội phạm lớn nhất Nhật Bản đã tách thành hai phe chính.

Tháng 8 năm 2015, Yamaguchi-gumi, trùm tội phạm lớn nhất Nhật Bản đã tách thành hai phe chính. Điều này có khả năng nổ ra một cuộc chiến giữa các băng đảng kéo theo 21 nhóm tội phạm có tiếng tại Nhật Bản.

Phe cánh mới chính thức thành lập vào đầu tháng 9, 2015, tự xưng là Kobe Yamaguchi-gumi và ngay lập tức liên minh với các nhóm tội phạm có tổ chức khác. Cơ quan Cảnh sát quốc gia đã có cuộc họp khẩn để thảo luận cách giải quyết cuộc khủng hoảng, đặt cảnh sát trên toàn quốc vào tình trạng sẵn sàng ứng phó với mọi hoạt động của thế giới ngầm.

Trong thế giới ngầm Nhật Bản, 21 nhóm tội phạm có tổ chức khác đang cố gắng quyết định con đường đi cho mỗi nhóm. Lần phân tách gần đây nhất của Yamaguchi-gumi bắt đầu vào năm 1984 đã dẫn đến những cuộc chiến với những vụ ám sát, đánh bom và đấu súng gây chấn động cả xứ sở hoa anh đào.

Theo thống kê của Cơ quan Cảnh sát quốc gia, năm 2014, tại một vùng với 127 triệu dân sinh sống, có tới 6 người chết do súng đạn. Cuộc chiến giữa các băng đảng vẫn đe dọa thường trực đến cuộc sống người dân những nơi này.

Yakuza là ai?

Yakuza là một thuật ngữ chung để chỉ các nhóm tội phạm có tổ chức tại Nhật. Họ là liên minh truyền thống của các tay cờ bạc và thương gia đường phố. Yakuza có lịch sử hàng trăm năm, nhóm mafia lâu đời nhất có lẽ là Aizukotetsu-kai tại Kyoto, được thành lập vào những năm 1870.

Nhiều nhóm Yakuza bắt đầu hoạt động bằng cách điều hành các nhóm cờ bạc và thực sự hoạt động có quy mô sau chiến tranh thế giới thứ II vốn còn nhiều hỗn loạn. Họ lấn sân vào thị trường chợ đen, cung cấp các hoạt động cờ bạc và giải trí, thậm chí quản lý một số ngôi sao và ca sĩ hàng đầu Nhật Bản trước khi chuyển sang lĩnh vực xây dựng, bất động sản và các hoạt động phạm pháp như tống tiền, lừa đảo. Dĩ nhiên Yakuza không thể bỏ qua chính trị.

Theo cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, 21 băng xã hội đen lớn nhất có tổng cộng hơn  53.000 thành viên. 3 nhóm lớn nhất là Yamaguchi-gumi (23.400 người), Inagawa-kai (6.600 người) và Sumiyoshi-kai (8.500 người).

Tuy thực hiện nhiều hoạt động kiếm tiền phi pháp, Yakuza vẫn điều hành một số doanh nghiệp hợp pháp.  Kazuo Taoka, lãnh đạo thế hệ thứ 3 của băng Yamaguchi-gumi, nổi tiếng với câu nói: “Thành viên của chúng tôi có một công việc thực sự”. Yamaguchi-gumi tự xưng là nhóm nhân đạo, giữ trật tự xã hội Nhật Bản. Đó là lý do tại sao họ có văn phòng, danh thiếp hay nhiều tạp chí, truyện tranh viết về băng đảng.

Theo Mitsuhiro Suganuma, một cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo An ninh chung Nhật Bản, thành viên của yakuza thường xuất thân từ tầng lớp bị xã hội ruồng bỏ, có ông bà, cha mẹ là người gốc Hàn – Nhật được đưa tới Nhật Bản làm nô lệ.

Huyền thoại về Yakuza là thật?

Ở phương Tây, khi nói đến Yakuza, người ta thường nghĩ đến những tên côn đồ xăm đầy mình hay những kẻ bất lương với ngón tay cụt. Các thế hệ Yakuza trước đó rất thích hình xăm, những hình xăm này ban đầu chỉ để nhận dạng người có quyền lực hơn trong giới. Sau này, chúng phổ biến với một số người Nhật. Xăm truyền thống thường gây đau đớn nhưng có thể chứng tỏ được sức mạnh, sự cứng cỏi và quay lưng lại với xã hội của Yakuza.

Các hình xăm cũng tạo nên thương hiệu của tổ chức. Một số thành viên xăm lên ngực biểu tượng của tổ chức mình để chứng minh họ không muốn thay đổi công việc hay chuyển sang một tổ chức khác. 

Yakuza không cho việc cắt cụt ngón tay là một hình phạt. Nếu phải cắt để trả món nợ của họ, thường sẽ cắt ngón tay út để: hoặc chuộc lỗi và ở lại tổ chức, hoặc sống sót. Đó gọi là “ngón tay chết”. Nếu một Yakuza chấp nhận hi sinh một ngón tay vì thuộc cấp hay bạn bè, đó được gọi là “ngón tay sống”.

Một cựu thủ lĩnh Yakuza đôi khi không chấp nhận việc cắt ngón tay trả nợ, cho biết: “Tôi không thể biến nó thành tiền, hãy trả nợ bằng tiền mặt”.

Nhiều thành viên trẻ tuổi né tránh việc xăm mình hoặc cắt cụt ngón để không thu hút sự chú ý.

Yakuza kiểm soát những lĩnh vực nào tại Nhật Bản và nước ngoài?

Tại Nhật, Yakuza nắm một số quyền kiểm soát ngành công nghiệp giải trí. Nhiều công ty lớn có quan hệ và điều hành công ty theo cách làm ăn của Yakuza. “Chúng tôi sẽ làm những điều cần thiết để giúp ngành công nghiệp giải trí cắt đứt quan hệ với nhóm tội phạm có tổ chức”, người đứng đầu Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản tuyên bố ngày 31/8/2011.

Theo Cơ quan cảnh sát quốc gia, Yakuza còn nhúng tay sâu trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, đổi tiền, phân bổ lao động, công nghệ thông tin và tài chính. Họ cung cấp nguồn lao động dồi dào cho ngành công nghiệp hạt nhân cũng như đóng góp vào quá trình khôi phục sau thảm họa hạt nhân Fukushima.

Yamaguchi-gumi được cho là nhóm xã hội đen có vốn tư nhân lớn thứ hai Nhật Bản. Họ là những con bạc và dùng thị trường chứng khoán như một casino để kiếm lời. Yakuza ngày nay là mạng lưới nhân viên làm việc trong ngành công nghiệp “lương thiện”: vệ sĩ hay các ông bà chủ nhà trọ, thu thập thông tin chủ nợ, gửi mail tống tiền giám đốc điều hành công ty, chính trị gia và quan chức với mục đích tối đa hóa lợi nhuận trong các lĩnh vực họ quan tâm.

Bộ Tài chính Mỹ xếp Yamaguchi-gumi là nhóm tội phạm có tổ chức xuyên lục địa. CNN dẫn một tuyên bố của Bộ này hồi tháng 4, 2015: “Yakuza có mối quan hệ với các nhánh tội phạm ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tại Mỹ, nhóm này tham gia buôn bán ma túy và rửa tiền”.

Tầm ảnh hưởng của Yakuza đến đâu?

Ngay cả đảng cầm quyền Nhật Bản cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng của Yakuza. Yoshio Kodama hỗ trơ tài chính cho đảng Dân chủ Tự do trong những năm đầu thành lập, theo cuốn Yakuza: Japan’s Criminal Underworld (Yakuza: Thế giới ngầm tội phạm Nhật Bản) của David E. Kaplan và Alee Dubro.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Nhật cũng bị cáo buộc nhận khoản tài trợ chính trị từ một công ty Yakuza điều hành. Ban đầu ông này từ chối sau đó buộc phải thừa nhận đã nhận khoản tài trợ trị giá 1.500 USD (khoảng 180,000 Yên) và đã hoàn lại số tiền này đồng thời phủ nhận mọi việc làm sai trái khác.

Bà Eriko Yamatani, người đứng đầu Ủy ban An toàn Công cộng (trực thuộc Cơ quan Cảnh sát quốc gia) cũng là một thành viên trong nội các của Thủ tướng Shinzo Abe, bị nghi có quan hệ với nhóm cực hữu Zaitokukai của Yakuza. Sau khi bức ảnh bà Eriko chụp với một thành viên nhóm này được đăng tải, chính phủ lên tiếng cho rằng Eriko không biết người trong bức ảnh có liên quan đến Yakuza.

Yamaguchi-gumi được cho là nhóm xã hội đen có vốn tư nhân lớn thứ hai Nhật Bản. Họ là những con bạc và dùng thị trường chứng khoán như một casino để kiếm lời. Yakuza ngày nay là mạng lưới nhân viên làm việc trong ngành công nghiệp “lương thiện”: vệ sĩ hay các ông bà chủ nhà trọ, thu thập thông tin chủ nợ, gửi mail tống tiền giám đốc điều hành công ty, chính trị gia và quan chức với mục đích tối đa hóa lợi nhuận trong các lĩnh vực họ quan tâm.

Bộ Tài chính Mỹ xếp Yamaguchi-gumi là nhóm tội phạm có tổ chức xuyên lục địa. CNN dẫn một tuyên bố của Bộ này hồi tháng 4, 2015: “Yakuza có mối quan hệ với các nhánh tội phạm ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tại Mỹ, nhóm này tham gia buôn bán ma túy và rửa tiền”.

Tầm ảnh hưởng của Yakuza đến đâu?

Ngay cả đảng cầm quyền Nhật Bản cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng của Yakuza. Yoshio Kodama hỗ trơ tài chính cho đảng Dân chủ Tự do trong những năm đầu thành lập, theo cuốn Yakuza: Japan’s Criminal Underworld (Yakuza: Thế giới ngầm tội phạm Nhật Bản) của David E. Kaplan và Alee Dubro.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Nhật cũng bị cáo buộc nhận khoản tài trợ chính trị từ một công ty Yakuza điều hành. Ban đầu ông này từ chối sau đó buộc phải thừa nhận đã nhận khoản tài trợ trị giá 1.500 USD (khoảng 180,000 Yên) và đã hoàn lại số tiền này đồng thời phủ nhận mọi việc làm sai trái khác.

Bà Eriko Yamatani, người đứng đầu Ủy ban An toàn Công cộng (trực thuộc Cơ quan Cảnh sát quốc gia) cũng là một thành viên trong nội các của Thủ tướng Shinzo Abe, bị nghi có quan hệ với nhóm cực hữu Zaitokukai của Yakuza. Sau khi bức ảnh bà Eriko chụp với một thành viên nhóm này được đăng tải, chính phủ lên tiếng cho rằng Eriko không biết người trong bức ảnh có liên quan đến Yakuza

Những hành động gần đây của Yakuza có tác động gì đến Nhật Bản?

Việc băng Yamaguchi-gumi tách thành hai nhóm vào cuối tháng 8, 2015 có thể khơi mào cho cuộc chiến băng đảng tại Nhật Bản.

Trước khi tách, Yamaguchi-gumi có 72 nhánh. 21 tổ chức tội phạm có tổ chức khác ở Nhật sẽ phải quyết định đi theo nhóm nào.

Sumiyoshi-kai, nhóm tội phạm lớn thứ hai của Nhật Bản, đã tách ra để đối phó cuộc xung đột với Yamaguchi-gumi. Theo nguồn tin cảnh sát, phe cánh Kohei-Ikka của Sumiyoshi-kai bày tỏ sự đoàn kết với Kobe Yamaguchi-gumi – nhánh mới của nhóm mafia lớn nhất Nhật Bản. Họ có thể tách khỏi Sumiyoshi-kai để nhập hội cùng Kobe Yamaguchi-gumi.

Trong giới Yakuza hiện đại, tiền còn đáng giá hơn cả máu. Đó là lí do tại sao các phe phái của Yamaguchi-gumi có thể kiếm tiền dễ dàng khi hạn chế hợp tác với những tổ chức muốn sáp nhập.

                                                                                      
                                                                                           (Theo CNN)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/yakuza-ben-trong-the-gioi-ngam-cua-nhat-ban-a203686.html