+Aa-
    Zalo

    ZAKAZA 4202: Phương tiện chiến đấu tuyệt mật của Nga uy lực như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thời gian gần đây, truyền thông quốc tế liên tục đưa tin Nga đã phóng thử thành công tên lửa đánh chặn của tổ hợp phòng thủ tên lửa Nudol.

    (ĐSPL) - Thời gian gần đây, truyền thông quốc tế liên tục đưa tin Nga đã phóng thử thành công tên lửa đánh chặn của tổ hợp phòng thủ tên lửa Nudol. Không dừng lại ở đó, các nguồn tin rò rỉ cũng tiết lộ về việc Moscow chuẩn bị sản xuất phương tiện chiến đấu tuyệt mật mang mật danh Zakaza 4202.

    Đáp trả NATO? 

    Theo thông báo từ bộ Quốc phòng Nga, vụ phóng thử thành công đạn tên lửa đánh chặn của tổ hợp phòng thủ tên lửa Nudol, tên mật danh của tổ hợp A-235, tại sân bay vũ trụ Plesetsk là vụ phóng thử thành công thứ hai của “lá chắn tên lửa” Nga trong thời gian gần đây. Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về vụ thử tên lửa này, nhưng theo nhận định của chuyên gia quân sự Bill Gertz của Free Beacon (Mỹ), Nudol là dòng vũ khí được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu trong các tầng quỹ đạo trái đất của Nga, trong đó có vệ tinh và tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương. Chuyên gia này còn nhấn mạnh: “Sự xuất hiện của Nudol đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho những nỗ lực của Moscow trong việc phát triển vũ khí có khả năng tiêu diệt, áp đảo Hải quân Mỹ”.

    Chung quan điểm, chuyên gia Dave Majumdar của National Interest nhận định: “Việc thử nghiệm tổ hợp Nudol trong bối cảnh Mỹ vừa triển khai các thành phần hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania và Ba Lan có thể chính là “cách đáp trả” của Moscow”. Tuy nhiên, khi báo chí đặt câu hỏi cho Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Trung tá Michelle Baldanza đã từ chối bình luận về vụ thử tên lửa này.

    Đây có phải là một trong những cách đáp trả của Nga tới NATO khi lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa sát biên giới Nga?

    Nói về sự ra đời của tổ hợp tên lửa này, phải kể tới sự kiện Nga và Mỹ cùng chung tay ký kết Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo năm 1972. Theo Hiệp ước này, Nga và Mỹ phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Thủ đô Moscow và Washington sẽ không quá 100 đạn tên lửa đặt trong bệ phóng cố định. Và sau khi Hiệp ước đi vào hoạt động, Mỹ đã cho ra đời hệ thống tên lửa đánh chặn đặt tại Grand Forks ở bang Bắc Dakota. Trong khi đó, Nga triển khai tổ hợp A-135 để bảo vệ Thủ đô Moscow và nó chính là tiền thân của tổ hợp Nudol.

    Điểm đặc biệt của Nudol chính là việc hệ thống tên lửa phòng thủ này có chu kỳ bay rất bí ẩn, khó nắm bắt. Khi bắn lên một độ cao quy ước, các tên lửa con sẽ tự động tách khỏi tên lửa đẩy và tự động thay đổi quỹ đạo để tiếp cận mục tiêu với vận tốc siêu khủng. Do quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp và không có quy tắc, nên việc ngăn chặn các đầu đạn con này là bất khả thi. Ngoài Nga, chưa có quốc gia nào sở hữu công nghệ tương tự.

    Bên cạnh đó, để tăng cường năng lực phòng không của mình, hiện Moscow đang có kế hoạch triển khai tích hợp tổ hợp tên lửa Nudol thành hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa hợp nhất của các quốc gia (hệ thống này sẽ hoạt động giống như thời Liên Xô (cũ), trong đó một quốc gia mạnh nhất trong Liên bang Xô Viết sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ các nước láng giềng đảm bảo an ninh). Hiện, Nga đang sở hữu một loạt tổ hợp phòng không tầm ngắn, tầm trung S-300, tầm xa S-400, trong tương lai gần là tổ hợp tên lửa S-500 và hệ thống phòng thủ thượng tầng sẽ là tổ hợp Nudol. Với vụ phóng thư thành công mới đây của Nudol, nhiều khả năng Nga sẽ sớm “biên chế” hệ thống tên lửa này vào danh sách các tổ hợp phòng không của Moscow, nó sẽ giúp Nga củng cố năng lực phòng thủ tên lửa của lực lượng Phòng không - vũ trụ Nga.

    “Xù gai” để bảo vệ?

    Không dừng lại ở đó, trung tuần tháng Sáu, nhiều nguồn tin công khai tại Nga đã đăng tải thông tin về tập đoàn chế tạo máy NPO tại Moscow đã chuẩn bị hoàn tất cho quá trình sản xuất phương tiện chiến đấu tuyệt mật mang mật danh Zakaza 4202.

    Trước đây, Zakaza 4202 được biết tới là chương trình phát Nga: “Tôi thấy chẳng có vấn đề gì khi những người hâm mộ bóng đá “chiến đấu”. Ngược lại, cổ động viên Nga đang làm rất tốt. Tiếp tục phát huy các chàng trai”, quan chức cấp cao này đã bày tỏ chính kiến trên Twitter. Đổ lỗi cho Cảnh sát Pháp, Vladimir Markin, phát ngôn viên của cơ quan an ninh cấp cao Nga khẳng định: “Lỗi nằm ở cảnh sát Pháp khi họ không đủ khả năng bảo vệ an ninh cho một sự kiện tầm cỡ như thế này. Tôi chẳng thể hiểu các quan chức tại sao lên tiếng phàn nàn về cổ động viên của chúng tôi. Chúng ta phải bảo vệ những người hâm mộ của mình, đưa họ về nhà, cảm thông và thấu hiểu cho những hành động của họ. Các chàng trai của chúng ta đã bảo vệ danh dự cho đất nước và không cho phép người Anh 19 Số 73 - Ngày 17/6/2016 triển phương tiện bay siêu thanh hoạt động trên quỹ đạo do tập đoàn NPO thực hiện. Theo một số nguồn tin rò rỉ từ quân đội Nga, Moscow hy vọng, đây là loại vũ khí được đánh giá có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại trên thế giới.

    Sputnik dẫn nhận định của chuyên gia quân sự Nga giấu tên: “Việc Nga phát triển thành công Zakaza 4202 với khả năng cơ động theo phương thẳng đứng và phương ngang ở vận tốc siêu thanh cho phép xuyên thủng hoặc vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương sẽ đưa quốc phòng Nga lên một tầm cao mới. Đồng nghĩa với việc hệ thống phòng thủ tên lửa quy mô toàn cầu của Mỹ sẽ trở nên vô nghĩa”.

    Về nguyên lý hoạt động, phương tiện bay siêu thanh mới của Nga vẫn cần tên lửa đẩy đưa lên quỹ đạo như các đầu đạn truyền thống. Nhưng sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, phương tiện bay này sẽ sử dụng kết cấu cánh lượn và động cơ bay theo quỹ đạo cực kỳ linh hoạt làm hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương không thể phát hiện và đánh chặn. Với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, Zakaza 4202 sẽ tấn công mục tiêu đã được lập trình từ trước.

    Hiện nay ngoài ra Nga, Mỹ cũng đang phát triển các phương tiện bay siêu thanh hoạt động trên quỹ đạo, nhưng mới dừng ở dạng nguyên mẫu thử nghiệm công nghệ.

    PHƯƠNG ANH(Theo National Interest, Free Bacon, Sputnik News)

    [mecloud]nfB50u0UrA[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/zakaza-4202-phuong-tien-chien-dau-tuyet-mat-cua-nga-uy-luc-nhu-the-nao-a136284.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan