+Aa-
    Zalo

    Băn khoăn về cách làm tròn điểm của kì thi tốt nghiệp năm nay

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi biết điểm thi, rất nhiều thí sinh thấy băn khoăn trong việc làm tròn điểm của bài thi

    (ĐSPL)- Sau khi biết điểm thi, rất nhiều thí sinh thấy băn khoăn trong việc làm tròn điểm của bài thi.


    Những kỳ tuyển sinh trước đây, cũng với cách làm tròn điểm trắc nghiệm thế này nhưng Bộ GD-ĐT qui định chỉ làm tròn điểm tổng, không làm tròn điểm từng môn. Năm nay, điểm tổng được xác định đến điểm lẻ 0,25 và không làm tròn thành 0,5 như những kỳ tuyển sinh trước đây. Do vậy, chỉ cần chênh lệch 0,25 điểm đã có thể quyết định đến việc đậu hay rớt của thí sinh.  

    Các môn thi theo hình thức trắc nghiệm được chấm theo thang điểm nhảy theo bậc cách nhau 0,25 điểm, tương ứng số lượng câu trả lời đúng. Do đó, tổng số điểm của mỗi bài không cần phải làm tròn.

    Các môn thi theo hình thức tự luận được chấm dựa vào phiếu chấm, các câu hỏi nhỏ được chia thành các thành phần nhỏ với mức điểm 0,25. Điểm được làm tròn theo từng phần nhỏ, do đó tổng điểm của từng bài chỉ có ở các mức cách nhau 0,25 điểm, nên không cần phải làm tròn nữa. Như vậy, tổng số điểm của mỗi môn thi ở các mức cách nhau 0,25 nên không làm tròn. 

    Một số thí sinh rất lo lắng đã có kiến nghị xem xét lại việc làm tròn điểm, nếu thiếu đi 0,1 hay 0,2 điểm mà trượt tốt nghiệp thì rất đáng tiếc. Và đây là lần đầu thí sinh thử nghiệm với những đổi mới này nên các em mong muốn Bộ vẫn giữ nguyên cách tính điểm cũ.


    Chỉ cần hơn nhau 0,25 điểm là trượt hoặc đỗ, nhưng ở một số môn thi trắc nghiệm điểm mỗi câu chỉ làm tròn 0,2 điểm, trong khi chấm không được làm tròn. 

    V.Thúy (Trường THPT Nguyễn Khuyến, Sóc Trăng) cho biết môn vật lý nếu tính điểm số câu đúng trong bài thi thì tổng điểm đạt được là 5,6 nhưng kết quả thi chỉ được làm tròn lại thành 5,5. Ngược lại, TS khác thực tế chỉ được 5,4 khi làm tròn thành 5,5. Trong khi mỗi câu trong bài thi này được chấm 0,2 điểm, có nghĩa 2 TS này hơn kém nhau 1 câu nhưng vẫn có điểm bằng nhau.

    Tương tự, bạn đọc Chinh Nguyễn ý kiến: “Môn vật lý, người làm được 23 câu và người làm được 22 câu đều được 4,5 điểm, cách làm tròn này liệu có công bằng?”.

    Theo ý kiến nhiều cán bộ làm công tác tuyển sinh, việc làm tròn điểm từng môn trắc nghiệm như vậy sẽ không công bằng. Để tránh tình trạng này, thay vì làm tròn điểm từng môn sẽ làm tròn điểm tổng của ba môn. TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng cần phải điều chỉnh qui định làm tròn điểm cho các môn trắc nghiệm, thậm chí nên để nguyên điểm thi môn trắc nghiệm thì sẽ có sự công bằng hơn.

    Ninh Lan

    Video đang được quan tâm: 

    [mecloud]mps3SuFnhm[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-khoan-ve-cach-lam-tron-diem-cua-ki-thi-tot-nghiep-nam-nay-a103841.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.