+Aa-
    Zalo

    Bầu Kiên "kêu"khiếu nại lên Quốc hội, đồng phạm khai bị ép cung

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Chiều nay, phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm liên tục “nóng” khi đồng phạm của “ông bầu” khai bị ép cung, còn ông Bầu sẽ khiếu nại lên Quốc hội.

    (ĐSPL) – Chiều nay, phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm liên tục “nóng” khi đồng phạm của “ông bầu” khai bị ép cung, còn bầu Kiên cương quyết sẽ khiếu nại lên cơ quan chuyên trách của Quốc hội.
    Mở đầu phiên xét xử buổi chiều, HĐXX thẩm vấn Lý Xuân Hải Việc để nhân viên đi ủy thác tiền gửi là trái quy định với Luật tổ chức tín dụng? 
    Giờ giải lao, Bầu Kiên nói chuyện với luật sư
    Trả lời HĐXX, bị cáo Hải nói: "Khi Luật tổ chức tín dụng có hiệu lực nhưng chưa có hướng dẫn thì theo quy định của NHNN, vẫn áp dụng văn bản cũ".
    Theo cáo buộc, các bị cáo đã lợi dụng việc ủy thác tiền gửi tại các ngân hàng khác nhằm lấy tiền hoa hồng và tiền thưởng và nhận được lãi suất tiền gửi. 
    Khi HĐXX hỏi: "Tiền do các nhân viên đưa đi gửi ngân hàng Vietinbank, việc phát sinh thưởng và hoa hồng đều thuộc về ACB?". Bị cáo Lý Xuân Hải trả lời: Đúng.
    Tiếp theo, trả lời HĐXX, bị cáo Lê Vũ Kỳ cho biết: "Việc đề xuất phương án ủy thác gửi tiền là ông Lý Xuân Hải. Không có ai phản đối. Anh Kiên rất có uy tín ở ngân hàng, nếu anh Kiên mà không đồng ý thì khó mà thông qua phương án này. Cũng như, việc triển khai thực hiện ủy thác theo nghị quyết được giao cho ban Giám đốc theo dõi, thi hành".
    Tại phiên tòa chiều nay, bị cáo Trịnh Kim Quang cũng nhấn mạnh: "Trong cuộc họp HĐQT ngày 22/3/2010, khi anh Hải đề xuất chuyện ủy thác, không có chuyện anh Hùng (ông Trần Mộng Hùng) không đồng ý và ra chủ trương giảm lãi suất. Việc anh Hùng và anh Kiên nói chuyện với nhau có thể là diễn ra vào lúc khác. Hai anh này là người có quyền lực nhất tại ngân hàng". 
    Sau cuộc họp đó, theo phân công, chỉ có thường trực HĐQT ký vào nghị quyết đồng ý chủ trương ủy thác cho các cá nhân đem tiền đi gửi tiết kiệm. Sau khi có luật mới, nghị quyết này được xem xét lại.
    Bị cáo Quang nói thêm: “Theo tôi việc gửi tiền này không sai vì pháp luật chỉ quy định không huy động vượt trần chứ đâu có quy định người gửi tiền không được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất trần. Có lỗi thì là thuộc về tổ chức tín dụng huy động (tức Vietinbank) vì đây là bên chào mời người ta huy động tiền gửi”.
    Bị cáo Trịnh Kim Quang trả lời HĐXX.
    Nói về vai trò của bầu Kiên, bị cáo Quang thừa nhận, tại Ngân hàng ACB Kiên có quyền lực “vô hình”.
    Bị cáo Quang khai, người đề xuất tiền gửi là Lý Xuân Hải. Ông Quang không biết việc gửi tiền vào ngân hàng Vietinbank.
    Ông Quang cho rằng, việc gửi tiền vượt trần (trên 14\% thời điểm đó) không phải lỗi của Ngân hàng ACB mà lỗi của bên huy động (Ngân hàng Vietinbank).
    Đối với một số lời khai tại cơ quan điều tra, bị cáo Trịnh Kim Quang cho rằng bị ép cung. Bị cáo Quang cũng cho biết đã có bản tường trình ngay sau đó và mong HĐXX xem xét. 
    Nói về nhận thức của mình, bị cáo Quang nói rằng, nhận thức ở thời điểm này và thời điểm lấy lời khai tại cơ quan điều tra là khác nhau.
    Tại phiên tòa bị cáo Huỳnh Quang Tuấn cho biết: “Ở ngân hàng ACB có một thói quen là họp HĐQT và Thường trực HĐQT ngoài thành viên chính thức thì thường xuyên có khách mời”
    Đối với cuộc họp ngày 22/3/2010, Tuấn cho biết chưa phải thành viên của HĐQT nhưng họp với tư cách khách mời. Ở những cuộc họp này, nếu được hỏi, khách mời có thể có ý kiến.
    Đối với Nghị quyết của HĐQT, bị cáo cho biết, đến khi khởi tố vụ án mới hình dung ra.
    HĐXX  tiếp tục thẩm vấn bị cáo Phạm Trung Cang.
    Theo bản cáo trạng lần 2 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, bị cáo Phạm Trung Cang (SN 1954, tại Long An) – nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB là một trong hai đồng phạm bổ sung. Ông Phạm Trung Cang bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
    Hành vi bị cáo Cang liên quan đến việc Ngân hàng ACB ủy thác tiền gửi vào Ngân hàng Vietinbank, gây thiệt hại số tiền hơn 718 tỷ đồng.
    Trả lời HĐXX, bị cáo Cang khai: “Có tham gia cuộc họp thường trực HĐQT ngày 22/3/2010. Cuộc họp gồm có Hội đồng sáng lập, thường trực HĐQT. Cuộc họp bàn cách giải quyết số tiền đang dư trong ngân hàng (do nhiều người dân gửi tiền mà doanh nghiệp đang khó khăn mà không vay).
    Bị cáo Cang cũng cho biết thêm: “Lý Xuân Hải là người đưa ra sáng kiến gửi tiền vào các ngân hàng khác để tránh tình trạng thua lỗ vì cũng có tình trạng một số nhân viên ngân hàng khác sang gửi tiền vào Ngân hàng ACB. HĐQT thời điểm đó có 2 lo lắng: Nhân viên lấy tiền trốn mất, và lo lắng về pháp lý là có phù hợp không. Tuy nhiên, Lý Xuân Hải bảo đã tham khảo và cho biết không có gì sai. Hội đồng sáng lập đồng ý với sáng kiến của Lý Xuân Hải.
    Kết thúc phiên xét xử chiều nay là phần trả lời của bị cáo Nguyễn Đức Kiên trước thẩm vấn của HĐXX.
    Trước tiên, ông Kiên tóm tắt lại các vị trí mà mình nắm giữ tại ACB và giải thích cho tòa về sự khác biệt trong chức năng, nhiệm vụ của HĐQT và hội đồng sáng lập.
    Bị cáo Kiên cho biết: "Ngày 22/3/2010 họp giao ban HĐQT, tôi không nhớ tất cả các người. Hội đồng sáng lập gồm: ông Hùng và tôi, ông Cang, Quang, anh Lý Xuân Hải, ông Giá, anh Huỳnh Quang Tuấn. Tôi, ông Giá, anh Tuấn ở ngoài Hà Nội, những người kia trong TP. Hồ Chí Minh. Trước khi kết thúc cuộc họp, anh Hải báo cáo về việc nhu cầu sử dụng vốn của ACB và đề xuất việc ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền, sau đó lấy biểu quyết. Ông Giá không yêu cầu tôi phát biểu ý kiến nhưng nếu được phát biểu thì tôi cũng đồng ý với anh Hải". 
    Tòa lật lại các lời khai cho biết ông Trần Mộng Hùng không đồng ý việc này, mà chủ trương giảm lãi suất huy động
    Ông Kiên đáp: “Tôi không biết lời khai của thành viên HĐQT khác như thế nào, tôi chỉ khai những gì tôi biết và chứng kiến. Ý kiến tăng hoặc giảm lãi suất huy động hoàn toàn khác với việc ủy thác đem tiền đi gửi. Tôi luôn chủ trương duy trì lợi suất tài sản cao.”
    Nghị quyết HĐQT thường trực hôm đó gồm 2 nội dung: đồng ý đề nghị của TGĐ về phương án sử dụng tiền gửi, hai là đồng ý cho TGĐ quyết định hạn mức và lãi suất tiền gửi của TCTD khác và ủy quyền cho anh Hoàng – kế toán trưởng thực hiện. Tôi khẳng định tôi không có vai trò gì ở ACB để quyết định việc này vì thứ nhất, mọi việc ở ACB phải thực hiện bằng văn bản và thứ hai, các thành viên của ACB đều có bản mô tả chức danh.
    Tòa dẫn lại lời khai của ông Lê Vũ Kỳ về việc ông Kiên nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao tại ACB, nếu “ông nào” làm không đúng thì ông Kiên dùng quyền cổ đông lớn để cách chức.
    Ông Kiên đáp: “Tôi không bình luận về lời khai của người khác. Tự mỗi người chịu trách nhiệm về lời khai của mình. Tôi và các thành viên HĐQT đều là bạn bè thân thiết và tôi rất quý trọng, tôi không đổ trách nhiệm cho họ. Tôi chỉ trả lời những câu hỏi tòa hỏi tôi, thuộc trách nhiệm trả lời của tôi".
    Tôi hoàn toàn không biết việc ACB gửi tiền vào bất kỳ tổ chức tín dụng nào, không nhận được văn bản nào của ACB về việc gửi tiền tại Vietinbank!”
    Trước khi tòa nghỉ, ông Kiên "cố tình" nêu ý kiến: “Tôi đề nghị HĐXX cho tôi biết khi nào thì tôi có thể có ý kiến về việc tôi khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra và VKS với tôi. Tôi muốn chuyển ý kiến này lên ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Bá Thanh, chánh án TAND tối cao và các thành viên xét xử. Tôi là người chưa có tội khi bản án chưa có kết luận. Tôi muốn được trình bày các nội dung khiếu nại của tôi theo luật Khiếu nại.”
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-kien-keukhieu-nai-len-quoc-hoi-dong-pham-khai-bi-ep-cung-a33978.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan