+Aa-
    Zalo

    Bị ám ảnh bởi ham muốn làm đau con, có phải tôi mắc bệnh trầm cảm?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi sinh con, do áp lực tâm lí của lần đầu làm mẹ, lại không nhận được sự chia sẻ, thông cảm thích đáng từ chồng và gia đình, nhiều chị em có dấu hiệu bị trầm cảm.

    Sau khi sinh con, do áp lực tâm lí của lần đầu làm mẹ, lại không nhận được sự chia sẻ, thông cảm thích đáng từ chồng và gia đình, nhiều chị em có dấu hiệu bị trầm cảm.

    Mấy hôm nay, thấy các chị em bàn tán xôn xao về chứng bệnh trầm cảm sau sinh. Ngẫm lại trạng thái tinh thần của bản thân thời gian gần đây, tôi rất lo sợ. Tôi sinh bé đầu lòng được 2 tháng, từ khi sinh xong tôi rất dễ cáu giận và không kiểm soát được cảm xúc của mình. Chỉ cần một chuyện nhỏ nhặt cũng làm tôi nổi nóng. Đáng sợ hơn là tôi xuất hiện ham muốn làm đau cả con gái bé nhỏ của mình. Mỗi khi con khóc, đòi bế đi rong là trong đầu tôi xuất hiện suy nghĩ thả rơi con xuống đất, hay lấy gối đè lên mặt cho con hết khóc... Những ám ảnh ấy lướt qua lướt lại, như thúc tôi làm theo. Sau những ám ảnh đó, tôi sợ hãi vô cùng, tôi ôm con thật chặt mà khóc. Có phải tôi bị trầm cảm sau sinh không? Tôi phải làm sao bây giờ?

    (Lê Hạnh, Bắc Ninh)

    Anh Quang Đông (28 tuổi, Hải Phòng) tư vấn:

    Theo tôi, việc chị Hạnh cần làm ngay lúc này là chia sẻ, kể với chồng về những hình ảnh tiêu cực, những ấm ức, mong muốn của chị khi nuôi con nhỏ,... để anh ấy hiểu và chia sẻ với chị. Sau đó, để biết chính xác chị có phải đang bị trầm cảm hay không, chị hãy đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Vợ tôi cũng từng lâm vào hoàn cảnh tương tự như chị.

    Cần đưa bà mẹ mới sinh có dấu hiệu trầm cảm đi khám bác sĩ ngay - Ảnh minh họa.

    Tôi vội vàng đưa vợ đi khám. Bác sĩ kết luận cô ấy bị loạn thần và cho thuốc về uống. Song song với việc dùng thuốc, bác sĩ cũng chỉ định một chế độ ăn riêng, trong đó ưu tiên các thực phẩm có nhiều đạm, đường, rau, ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước. Đồng thời lưu ý tôi phải chia sẻ với vợ chuyện chăm sóc con, lắng nghe cô ấy nói, cố gắng thực hiện những nguyện vọng của vợ trong điều kiện cho phép, nếu từ chối cũng nên giải thích nhẹ nhàng để không gây ức chế cho vợ,... Hiện bé nhà tôi đã 1 tuổi, vợ tôi vẫn đang phải điều trị duy trì.

    Chị hãy bình tĩnh, rất may chị vẫn chưa bị cái ham muốn làm đau con điều khiển để dẫn tới hành động gây tổn thương cho bé. Xin nhấn mạnh một lần nữa, để biết chính xác tình hình sức khỏe của mình, chị phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám đừng nghe những lời võ đoán rồi tự điều trị, sẽ rất nguy hiểm.

    Chúc chị mạnh khỏe!

    Phong Linh (ghi)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-am-anh-boi-ham-muon-lam-dau-con-co-phai-toi-mac-benh-tram-cam-a194658.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan