+Aa-
    Zalo

    Cách sơ cứu và điều trị cho người bị bỏng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khi bị bỏng mọi người cần sơ cứu đúng cách để vết thương không bị ăn sâu gây nhiễm trùng. Dưới đây là những hướng dẫn khi sơ cứu cho người bị bỏng.

    (ĐSPL) - Khi bị bỏng mọi người cần sơ cứu đúng cách để vết thương không bị ăn sâu gây nhiễm trùng. Dưới đây là những hướng dẫn khi sơ cứu cho người bị bỏng.

    Bỏng là một trong những tai nạn thường xuyên xảy ra. Không riêng gì trẻ nhỏ, ở bất cứ độ tuổi nào nếu chỉ sơ ý một chút cũng có thể bị bỏng. Khi bị bỏng mọi người cần sơ cứu đúng cách để vét thương không bị ăn sâu, nhiễm trùng và lan rộng ra các vùng xung quanh. Nếu không biết cách sơ cứu người bỏng có thể khiến vết bỏng nhỏ thành lớn và gây nguy hiểm.

    Nguyên nhân gây bỏng

    Do nước canh nóng, nước đun sôi … đổ vào người gây bỏng.

    Do trong quá trình đun nấu vô ý chạm vào lửa khiến bị bỏng

    Do bị bỏng khi gặp đám cháy lớn.

    Cách sơ cứu cho người bị bỏng

    - Trước tiên bạn cần tách ra khỏi nguồn gây bỏng.

    - Sau đó sẽ làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.

    -  Tiếp đến nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

    - Rồi che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch

    - Đặt người bỏng ở tư thế nằm

    - Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển người bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời - Theo báo Sức khỏe & đời sống.


    Những sai lầm lớn nhất khi sơ cứu người bị bỏng

    Theo báo Gia đình Việt Nam, khi bị bỏng nhiều người chữa trị theo phương pháp dân gian chưa được y tế kiểm chứng dẫn đến tình trọng nặng hơn.

    Dưới đây là những cách sơ cứu người bị bỏng sai lầm:

    Sử dụng đá làm mát vết thương

    Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng muốn làm mát vết thương thì sử dụng nước càng lạnh càng tốt. Thực ra không phải vậy, sơ cứu bỏng chỉ dùng loại nước sạch mát thông thường. Nếu dùng loại đá lạnh sẽ rất dễ khiến vết thương bị bỏng kép. Bởi gặp nhiệt độ lạnh đột ngột, phản ứng đối kháng với nhiệt độ bỏng của vết thương khiến cho vết thương bị nặng hơn rất dễ gây nhiễm trùng và hoại tử.

    Kem đánh răng

    Theo cách chữa dân gian nhiều người cho rằng bôi kem đánh răng hay rắc vôi bột sẽ làm dịu mát vết thương bỏi vì khi bôi chúng lên cảm giác mát rất dễ chịu. Nhưng thực tế đó là một quan niệm hết sức sai lầm, bởi trong kem đánh hay vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm.

    Khi gặp môi trường thuận lợi như các vết thương bỏng, chúng sẽ xâm nhập và gây nên biến chứng khác khiến cho vết bỏng thêm nặng và gây đau đớn cho nạn nhân bỏng.

    Kem đánh răng chỉ được sử dụng trong bỏng axit bởi nó có tác dụng trung hoà axít còn dư lại. Còn đối với các trường hợp bỏng khác tuyệt đối không được sử dụng kem đánh răng để sơ cứu hay chữa bỏng.

    Mỡ trăn hay dầu cá

    Mỡ trăn rất mát, lành da nên khi bị bỏng bất kể là do nguyên nhân nào người dân nhất là các gia đình có điều kiện cũng sử dụng nó ngay lập tức để giúp nạn nhân dịu mát vết thương.

    Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Huệ – nguyên Viện phó Viện Bỏng quốc gia khuyến cáo, chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc bôi mỡ trăn ngay khi phát hiện bỏng sẽ có tác dụng tốt. Theo lời khuyên của bác sĩ Huệ, chỉ nên bôi mỡ trăn trong thời gian sau điều trị, khi đó mỡ trăn có thể làm se vết thương nhanh hơn.

    Mỡ trăn nhiều lọ không được tiệt trùng hay bảo quản cẩn thận đã bị vi khuẩn tấn công, nếu bổi lên vết thương có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.

    Lòng đỏ trứng gà

    Theo quan niệm dân gian trong lòng đỏ có chứa nhiều collagensẽ sẽ giúp vết bỏng mau lành, da chóng liền sẹo. Nhưng lại không hề biết rằng lòng đỏ trứng gà là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi bôi lòng đỏ trứng, vết bỏng rất nhanh bị nhiễm khuẩn, có thể chuyển thành nhiễm nặng và nguy hiểm. Một số nơi còn dùng các biện pháp sơ cứu lạc hậu, nguy hiểm như bôi nước mắm, bôi tương, nước tiểu, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương.

    Dùng thuốc khi chưa rõ nguồn gốc

    Không nên tự ý dùng các thuốc điều trị vết bỏng khi chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chất của vết bỏng nông hay sâu. Càng không có một loại thuốc nào giúp tránh được sẹo bỏng. Có sẹo hay không có sẹo, sẹo tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà trước hết có tính chất quyết định đó là tính chất bỏng nông hay sâu, sau đó là các yếu tố liên quan đến cơ địa, điều trị và chăm sóc sau khi khỏi...


    Lưu ý:

    Trong trường hợp bị bỏng nặng, theo Dân Trí, người bệnh cần được chống sốc.

    Sau sơ cứu bỏng bằng ngâm nước vùng da bị bỏng, ưu tiên hàng đầu trong quá trình chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế là cần chống sốc (biểu hiện mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm) bằng cách bù dịch càng nhanh càng tốt. Đơn giản nhất cho bệnh nhân uống.

    Với trẻ đang bú sữa mẹ phải cho bú liên tục, uống thêm nước, đặc biệt những nước có khoáng, có muối như oresol. Ở tuyến y tế, phải tìm mọi cách bù dịch, từ đường uống đến đường truyền.

    Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội;

    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

    Luật này quy định về phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Luật này quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

    Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

    2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

    3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

    4. Báo cháy giả.

    5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.

    6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

    8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

    MỸ AN (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]x8ktOy0mpE[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-so-cuu-va-dieu-tri-cho-nguoi-bi-bong-a170723.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.