+Aa-
    Zalo

    Cách trị hăm tã hiệu quả cho trẻ sơ sinh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để tránh và trị hăm tã cho trẻ, các mẹ hãy luôn sử dụng loại tã có lớp thấm hút tốt, mềm mại; chọn tã vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.

    Để tránh và trị hăm tã dễ dàng, các mẹ hãy nhớ luôn sử dụng loại tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể trẻ và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.

    Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh

    Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, nếu không biết chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến hăm tã. Một nghiên cứu của giáo sư Krafchick, trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto, Canada cho biết, có đến gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã.

    Nếu chăm sóc, vệ sinh không đúng cách, trẻ sẽ dễ bị hăm tã. (Ảnh minh họa).

    Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do làn da mỏng manh của trẻ đã không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu. Muốn bảo vệ an toàn cho làn da trẻ, việc cần thiết nhất là bố mẹ chủ động tạo lớp màng bảo vệ ngăn không cho da trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích ứng, giúp trẻ nhẹ nhàng tránh xa chứng hăm tã. 

    Cách chữa trị hăm tã hiệu quả cho trẻ sơ sinh

    Để tránh hăm tã dễ dàng, các mẹ hãy nhớ luôn sử dụng loại tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể trẻ và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.

    Các bà mẹ nên cẩn trọng khi chọn mua tã giấy cho an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy với giá rẻ, loại tã này được lót một lớp nilông, không hề tốt cho da trẻ nhỏ.

    Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục trẻ và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.

    Trị hăm bằng lá khế

    Chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Bạn lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của trẻ.

    Trị hăm bằng lá trầu không

    Trầu Không có tác dụng theo dược lý hiện đại như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn. Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá Trầu Không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước Trầu Không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của trẻ. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của trẻ sẽ thuyên giảm đáng kể.

    Nguồn: Gia đình Việt Nam

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-tri-ham-ta-hieu-qua-cho-tre-so-sinh-a163019.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.