+Aa-
    Zalo

    Cấp cứu hai bệnh nhân bị ong đốt hàng trăm nốt khắp cơ thể

    (ĐS&PL) - Bệnh viện Bạch Mai đang tiếp nhận điều trị cho hai bệnh nhân bị ong đốt hàng trăm nốt, trong đó có một bệnh nhân nữ 90 tuổi bị đốt gần 130 nốt và bệnh nhân nam hơn 60 tuổi bị đốt hơn 300 nốt.

    Theo Báo Hà Nội mới, ngày 6/9, theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây, đơn vị này đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ong đốt, trong đó có 2 trường hợp nặng.

    Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nam, 60 tuổi, bị ong đốt 300 nốt khắp cơ thể đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc. May mắn, bệnh nhân vào viện sớm nên tình trạng tổn thương giảm nhẹ.

    Trường hợp thứ hai là nữ bệnh nhân 90 tuổi, nhập viện trong tình trạng bị ong đốt gần 130 nốt. Bệnh nhân bị tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu. Các bác sĩ đã phải truyền huyết tương và lọc máu liên tục cho bệnh nhân. May mắn, tới thời điểm hiện tại, bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, qua cơn nguy kịch.

    Theo thông tin từ Vietnamnet, TS, BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm chuyển mùa, ong sinh sôi nhiều nên số lượng ca bị ong đốt thường gia tăng. Vị chuyên gia này cho biết có loại ong đốt không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với vài vết đốt như ong vò vẽ, ong đất (ong bắp cày), ong bầu. Người bị ong đốt trên 10 nốt cần vào viện cấp cứu ngay để tránh biến chứng suy thận, suy gan, suy đa tạng.

    cap cuu hai benh nhan bi ong dot hang tram not khap co the 3
    Cấp cứu hai bệnh nhân bị ong đốt hàng trăm nốt khắp cơ thể. Ảnh: Báo Hà Nội mới.

    Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị ong tấn công, người bị nạn phải bình tĩnh, tìm chỗ tránh, không vung tay xua đuổi khiến ong đến nhiều hơn. Ngay sau khi bị ong đốt, cần rửa sạch các vết đốt bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng; đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề khoảng 15-20 phút có thể giúp giảm đau và giảm phù nề.

    Để xử lý khi bị ong đốt, người dân nên lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp. Bởi hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan rộng. Sau đó, rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm, bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.

    Xem thên: Số ca đau mắt đỏ tăng nhanh, TP.HCM nhanh chóng xác định tác nhân gây bệnh

    "Khi bị ong đốt, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện sớm để điều trị kịp thời. Nếu điều trị muộn, bệnh nhân có thể bị suy thận, tổn thương đa cơ quan, thậm chí dẫn tới tử vong. Biện pháp điều trị quan trọng khi bị ong đốt là nhanh chóng bù đủ dịch, nước cho bệnh nhân. Bởi vậy, ngay tại gia đình, khi có người bị ong đốt, cần cho nạn nhân uống đủ nước, đặc biệt là uống nước có chứa khoáng, muối hay nước canh, rau…”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên lưu ý.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cap-cuu-hai-benh-nhan-bi-ong-dot-hang-tram-not-khap-co-the-a589894.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan