+Aa-
    Zalo

    Chàng trai Sài Gòn vận động người Hà Nội không xả rác ngày ông Táo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Nhà ở TP. HCM nhưng nam công nhân có cái tên đặc biệt “Tăng Thiện Chí” đã cùng sinh viên tình nguyện lên cầu Long Biên vận động không thả túi nilon xuống sông

    (ĐSPL) – Nhà ở TP. HCM nhưng nam công nhân có cái tên đặc biệt “Tăng Thiện Chí” đã cùng sinh viên tình nguyện lên cầu Long Biên vận động không thả túi nilon xuống sông trong dịp Tết ông Công ông Táo (23/12 âm lịch).

    Người chúng tôi muốn nhắc đến là anh Tăng Thiện Chí (SN 1979, nhà ở TP. HCM, công nhân cơ điện), một thành viên của "nhóm tình nguyện Cá chép" (tại Hà Nội), nhóm tình nguyện vận động người dân không thả túi nilon, vàng mã, cá chép, đồ cúng từ trên cầu xuống sông Hồng trong dịp Tết ông Công ông táo.

    Anh Tăng Thiện Chí (áo đỏ) và "nhóm tình nguyện Cá chép".

    Tâm sự cùng PV, anh Chí cho biết, bản thân từng là một người thả cá chép từ cầu Long Biên xuống sông Hồng trong ngày ông Công ông Táo nhưng được các bạn tình nguyện vận động, vì thấy ý nghĩa nên không ngần ngại, anh đã trở thành một thành viên của nhóm để đi tuyên truyền bảo vệ môi trường.

    Anh Chí cho hay, gia đình anh ở TP.HCM nhưng anh ra đây sinh sống đã được 3 năm, nghề nghiệp của anh là công nhân cơ điện. Anh tham gia nhóm tình nguyện đã được 2 năm.

    Để tham gia vận động cùng các bạn sinh viên, anh Chí đã nhận việc xin về nhà làm tranh thủ. Ban đêm thức làm, ngày anh lại làm công việc “không ai trả lương”. Tuy nhiên, theo anh Chí, phía gia đình rất ủng hộ việc anh làm nên bản thân anh cũng thoải mái và vui vẻ cùng các em sinh viên tuyên truyền có ích cho xã hội.

    "Người Sài Gòn như mình thì chịu rét rất kém nhưng được nhìn thấy dòng sông trong sạch, được thấy những chú cá chép khỏe mạnh khi phóng sinh là mình vui rồi", anh Chí tâm sự về niềm vui công việc.

    Theo anh Chí và các thành viên trong nhóm Cá chép chia sẻ, chứng kiến cảnh những con cá chép bị thả từ trên cầu với độ cao hàng chục, thậm chí cả trăm mét trông chúng rất đáng thương, nếu có rơi được xuống nước thì chúng cũng sẽ bị thương, không sống được.

    Nhóm tình nguyện Cá chép gồm các bạn sinh viên trẻ.

    Thứ hai, ý thức của một số người dân hiện chưa cao khi mang những đồ thờ cúng, hay khi đi thả cá thì cũng không cởi túi nilon ra mà giữ nguyên cá trong túi rồi vất xuống sông Hồng làm ô nhiễm dòng sông. Các túi nilon sẽ không bị phân hủy mà dạt vào bờ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

    Ý tưởng của nhóm cũng được bắt nguồn từ đó. Sau khi có ý tưởng, qua các trang mạng các thành viên quen nhau và tự bỏ tiền túi ra in băng rôn, khẩu hiệu, đồng phục để đi vận động thiết thực vì môi trường sống.

    Để chuẩn bị cho việc tuyên truyền, từ hơn một tuần nay nhóm đã phải thức lên ý tưởng, tranh thủ học hành để giành thời gian tuyên truyền. Dù vậy việc học hành của các bạn vẫn không bị ảnh hưởng.

    Nhóm gồm đa số các sinh viên trẻ từ các trường đại học, cao đẳng trên thủ đô có cùng ý tưởng bảo vệ môi trường.

    Thành quả lao động của nhóm là những túi nilon, rác thải không bị ném xuống sông Hồng.

    Chia sẻ về công việc, bạn Hoàng Hồng Vi (SN 1995) – Trưởng nhóm cho hay: "Mặc dù việc làm của chúng em không thấm thoát vào đâu song cho tới nay nhiều người dân cũng đã có ý thức hơn khi mang cá xuống gần sông để thả, hoặc không thả cả túi bóng cá xuống sông làm ô nhiễm môi trường. Với bước đà thăng tiến năm nay nhóm hy vọng tiếp tục vận động được người dân không thả cá từ trên cầu, không vất túi nilon, vàng mã, đồ cúng xuống sông… đó cũng là hành động cùng tham gia bảo vệ môi trường."

    Kỉ niệm đáng nhớ nhất cho Vi và cả nhóm là khi đi vận động gặp phải những người dân không hiểu biết, họ luôn cho rằng chúng em không có việc gì làm, là những đứa rỗi hơi.

    Công việc của nhóm được bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc lúc 17h hàng ngày.

    “Năm trước, khi chúng em đang vận động thì có một bác mang cá chép và vàng mã ra vất từ cầu xuống. Chúng em đã can ngăn nhưng bác ấy vẫn không thay đổi ngược lại còn xúc phạm và nói việc nhà mày à”, Vi chia sẻ.

    Những lúc đó thành viên trong nhóm rất nản chí song lại động viên nhau để cùng cố gắng. Hàng ngày nhóm đến tập chung trên cầu từ 7h - 17h mới về nhà. Nhiều thành viên trong nhóm hiện phải đạp xe đạp vượt hàng chục cây số, thứ dậy từ sáng sớm dù trời lạnh để đến điểm kịp giờ. Nhóm đã tự mua bánh mỳ, đồ ăn nhanh để có thể tập trung cho công việc cao nhất.

    Nhóm trưởng Hoàng Hồng Vi, sinh năm 1995.

    Để không còn cảnh người dân thả cá và túi nilon cũng như đồ thờ cúng xuống sông Hồng. Nhóm đã tự thiết kế sợi dây. Một đầu nối với chiếc xô, đầu khia buộc lên thành cầu. Khi người dân mang cá đến nhóm sẽ thả cá cẩn thận vào xô rồi từ từ thả dây xuống sông.

    Dù hoạt động không lương nhưng thành viên nhóm rất vui vẻ.

    Đối với các đồ vàng mã, nhóm cũng thiết kế một bếp đốt, khi người dân đến thả vàng mã, đồ thờ xuống sông thì nhóm sẽ vận động và giúp đốt vàng mã đó.

    Anh Tăng Thiện Chí, sinh năm 1979, ở TPHCM.

    Việc làm của nhóm Cá chép đã được nhiều tổ chức bảo vệ môi trường cùng người dân lên tiếng ủng hộ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chang-trai-sai-gon-van-dong-nguoi-ha-noi-khong-xa-rac-ngay-ong-tao-a83442.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan