+Aa-
    Zalo

    Chìm phà Hàn Quốc: Công việc cứu hộ kéo dài 2 tháng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Các hoạt động trục vớt có thể mất hai tháng do dòng chảy xiết và tầm nhìn hạn chế đã khiến các thợ lặn khó tiếp cận chiếc phà chìm.\r\n

    (ĐSPL) - Các hoạt động trục vớt có thể mất hai tháng do dòng chảy xiết và tầm nhìn hạn chế đã khiến các thợ lặn khó tiếp cận chiếc phà chìm.
    Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc cho biết điều kiện thời tiết ở nơi phà chìm rất nguy hiểm với dòng chảy xiết, tầm nhìn hạn chế và sóng cao cản trở việc cứu hộ.
    Chìm phà Hàn Quốc: Công việc cứu hộ kéo dài 2 tháng?

    Công việc cứu hộ chiếc phà Sewol bị chìm có thể kéo dài 2 tháng.

    Hàng trăm thợ lặn, trong đó có những tình nguyện viên, đã chống chọi với những luồng nước ngầm chảy siết và tầm nhìn bị hạn chế để vào bên trong chiếc phà bị chìm ngày 16/4 ở ngoài khơi đảo Jindo với 476 người trên tàu.
    Đến ngày 20/4, số người chết được xác định của vụ đắm phà Sewol của Hàn Quốc tăng lên 56 người và 246 người khác bị coi là mất tích. Theo VOA, số người sống sót được xác nhận hiện giờ là 174 người và từ ngày 16/4 đến nay chưa có người nào khác được cứu sống.
    Lái phụ điều khiển phà Sewol 
    Các công tố viên Hàn Quốc cho biết chiếc phà chìm hôm 16/4 là do một nữ thuyền phó không có kinh nghiệm và chưa từng đi vào vùng biển phức tạp cầm lái khi tai nạn xảy ra.
    Nữ thuyền phó này hiện bị tạm giam cùng với thuyền trưởng và một thành viên khác trong tổ lái. Họ bị cáo buộc đã bỏ rơi hành khách trong lúc chiếc phà bị chìm.
    Một bản tin của hãng Yonhap hôm 18/4 cũng cho biết người lái phà thiếu kinh nghiệm có lẽ đã “cua” gấp trong lúc chiếc phà đang chạy với tốc độ quá cao.
    Báo chí trích lời các nhà điều tra nói rằng vụ “cua” gấp có thể đã làm cho 180 chiếc xe và gần 1.200 tấn hàng hóa bị dồn qua một bên, khiến cho chiếc phà bị lật.
    Một số chuyên gia hàng hải tin rằng việc phà chuyển hướng đột ngột đã làm dịch chuyển các kiện hàng nặng và làm cho con tàu mất thăng bằng trong khi cũng có người cho rằng phà chìm là do đụng phải đá ngầm.
    Các cuộc điều tra đang tập trung vào việc liệu việc ra lệnh sơ tán kịp thời đã có thể cứu sống nhiều sinh mạng hay không. Các hình ảnh ghi được trên tàu cho thấy các thủy thủ dường như đang yêu cầu hành khách ở yên trên tàu ngay cả khi nó nghiêng hoàn toàn về một phía.
    Chìm phà Hàn Quốc: Công việc cứu hộ kéo dài 2 tháng?

    Thuyền trưởng, thuyền phó và một thuyền viên bị cáo buộc bỏ rơi hành khách trong khi chìm phà.

    Giới hữu trách cũng xác nhận thuyền trưởng Lee Joon-seok, 69 tuổi, ở phòng nghỉ cá nhân vào lúc tàu chìm và đã để cho viên thuyền phó thiếu kinh nghiệm điều khiển chiếc phà.
    Theo tin của hãng thông tấn Yonhap, viên thuyền trưởng cũng bị nghi là đã ra lệnh cho hành khách ngồi yên tại chỗ, ngay cả trong lúc chiếc phà bắt đầu lật nghiêng và làm cho những tuyến đường thoát hiểm bị bịt kín.
    Thuyền trưởng Lee Joon-seok, 69 tuổi, thừa nhận ông đã trì hoãn việc sơ tán do lo sợ các hành khách sẽ bị cuốn trôi. Thuyền trưởng Lee bị cáo buộc 2 tội danh: xao lãng trách nhiệm và vi phạm luật hàng hải.
    Thân quyến phẫn nộ
    Thân quyến các hành khách trên chiếc phà Hàn Quốc bị đắm đã phản ứng giận dữ trước chiến dịch cứu nạn của chính phủ.
    Cảnh sát Hàn Quốc đã tìm cách ngăn chặn 100 người rời đảo Jindo, nơi họ đang đợi tin tức trong những ngày qua, để tuần hành về thủ đô Seoul.
    Chìm phà Hàn Quốc: Công việc cứu hộ kéo dài 2 tháng?

    Thân quyến của các hành khách gặp nạn trên phà Sewol vô cùng đau khổ và phẫn nộ.

    Xung đột đã xảy ra khi một số người tìm cách băng qua cầu nối đảo với đất liền để tìm cách đi về Seoul để tuần hành trước Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc) cách xa 420 km về phía Bắc.
    Ông Lee Woon-geun, cha của hành khách mất tích 17 tuổi Lee Jung-in, nói: “Chúng tôi muốn có câu trả lời từ những người có trách nhiệm tại sao mệnh lệnh không đến nơi và người ta không có hành động gì cả. Rõ ràng họ đang nói dối và đùn đẩy trách nhiệm".
    Phóng viên BBC Jonathan Head trên đảo Jindo cho biết Thủ tướng Hàn Quốc đã đến nơi để thuyết phục mọi người đừng đi đến Seoul vì chính quyền lo ngại rằng vụ việc có thể biến thành một vấn đề chính trị.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chim-pha-han-quoc-cong-viec-cuu-ho-keo-dai-2-thang-a30031.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan