+Aa-
    Zalo

    Dịch tả nguy cơ xảy ra tại TP. HCM

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mẫu ốc bươu lấy ở chợ TP HCM có kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả khiến Bộ Y tế lo ngại nếu mầm bệnh phát triển trong nguồn nước có thể gây thành dịch.

    Mẫu ốc bươu lấy ở chợ TP HCM có kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả khiến Bộ Y tế lo ngại nếu mầm bệnh phát triển trong nguồn nước có thể gây thành dịch.

    Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết mẫu điều tra được lấy từ cửa hàng bán ốc và cửa hàng này hay lấy ở chợ đầu mối Bình Điền, giáp ranh với huyện Bình Chánh. Khuẩn tả phát hiện trong ốc bươu là loại từng gây đại dịch năm 2007. Cục đang chỉ đạo cơ quan chức năng truy tiếp số ốc này được bắt tại đâu vì nếu khuẩn tả này phát triển trong nguồn nước, lây sang người thì có thể gây ra thành dịch.

    Trước đó, tại khu vực huyện Bình Chánh đã xảy ra 2 ổ dịch tiêu chảy cấp, 2 ca tử vong song không phải do tả. 4 mẫu bệnh phẩm được lấy cho kết quả dương tính với khuẩn E.coli. Kết quả cấy phân một trường hợp tử vong cũng dương tính với E.coli.

    Dịch tả nguy cơ xảy ra tại TP. HCM
    Dịch tả đang có nguy cơ bùng phát khiến nhiều người lo lắng (Ảnh minh họa).

    Chia sẻ với báo chí bên lề buổi giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh chiều 6/8, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, dịch tiêu chảy tại TP HCM diễn biến phức tạp, có thể tiếp tục gia tăng dù ca số mắc hiện nay giảm hơn cùng kỳ năm ngoái. Dịch tả cũng có khả năng xảy ra do đã ghi nhận phẩy khuẩn tả trong môi trường.

    “Nguy cơ khuẩn tả lây truyền sang người rất cao, đặc biệt trong điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém, không có đủ nước sạch và không đảm bảo an toàn thực phẩm như hiện nay. Nếu mầm bệnh từ nước thì khả năng dịch xảy ra là rất lớn. Vì thế, Bộ Y tế nâng mức cảnh báo đối phó với tiêu chảy cấp cao hơn”, Thứ trưởng Long nói.

    Theo ông, môi trường sống khu vực ngoại ô TP HCM đang ở mức báo động rất cao, vẫn còn cầu tiêu ao cá. Người dân trực tiếp thải chất thải ra môi trường. Kiểm tra nguồn thực phẩm lấy tại chợ, nguồn nước đều phát hiện có mẫu nhiễm E.coli, có mẫu ốc nhiễm khuẩn tả.

    Vì thế để phòng chống bệnh tiêu chảy, trong đó có tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, người dân cần thực hiện các biện pháp thông thường là ăn chín, uống chín, dùng thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

    Dịch tả từng bùng phát mạnh tại các tỉnh miền Bắc đầu năm 2009. Tại thời điểm đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã phát hiện phẩy khuẩn tả trong thịt chó tại xã Dương Nội (Đông Anh, Hà Nội).

    Tiêu chảy là một trong những bệnh có số mắc cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, thường tăng vào hè. Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 300.000 trường hợp trong đó 3 ca tử vong; giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3-5 triệu ca mắc tả, 100.000-120.000 trường hợp tử vong. Năm 2014 dịch tả vẫn có diễn biến phức tạp tại Trung Mỹ và tại các quốc gia ở Tây và Trung Phi.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dich-ta-nguy-co-xay-ra-tai-tp-hcm-a44854.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan