+Aa-
    Zalo

    Dùng vật nhọt đâm vào "vùng kín" nữ sinh, xử tội gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Việc tấn công và dùng vật nhọn đâm vào “vùng kín” của phụ nữ đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật. Hành vi này có thể bị phạt tù đến 3 năm.

    (ĐSPL)– Việc tấn công và dùng vật nhọn đâm vào “vùng kín” của phụ nữ đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật. Hành vi này có thể bị phạt tù đến 3 năm.

    Trong thời gian gần đây, xảy ra các vụ tấn công đâm vào “vùng kín” của chị em phụ nữ gây hoang mang dư luận và tạo tâm lý lo sợ cho chị em phụ nữ.

    Theo tin tức trên báo Tuổi Trẻ, vào khoảng 13h chiều ngày 23/9, một nữ sinh đang đi trong khuôn viên của trường Đại học Khoa học Huế đã bị một nam thanh niên lạ mặt đâm vào vùng kín và phải đưa đi cấp cứu.

    Vụ nữ sinh bị đâm vào “vùng kín”: Có dấu hiệu cấu thành tội phạm

    Nơi nữ sinh bị kẻ lạ mặt tấn công và đâm vào vùng kín (Ảnh: Khám Phá).

    Trước đó, báo Lao Động cũng đưa tin, vào rạng sáng ngày 10/9, do ghen tuông mù quáng nên đối tượng Võ Minh Thảo (44 tuổi, trú tại ấp Hiệp Trung, xã Mỹ Hiệp Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang) đã dũng cán chổi lông gà đâm nhiều lần vào vùng kín của vợ là chị Nguyễn Thị Hà (46 tuổi)  khiến cho chị Hà tử vong.

    Liên quan đến những hành vi “bất thường” trên, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, Luật sư Hồng Thái (Giám đốc công ty luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Hành vi dùng vật nhọn đâm vào vùng kín nữ sinh hay đâm người khác có dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích theo điều 104 BLHS. Tại khoản 1 điều 104 BLHS quy định rõ nếu dùng thủ đoàn gây nguy hại cho nhiều người sẽ bị phạt tù đến ba năm tù. Ngoài ra sự việc còn gây hoang mang dự luận và sự sợ hãi trong xã hội nên cần xem xét xử lý nghiêm.

    Đặc biệt lưu ý về vụ việc xảy ra tại trường Đại học Khoa học Huế, Luật sư Nguyễn Văn Nguyên (Giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, Đoàn luật sư TP. Hà Nội) nhấn mạnh, để đảm bảo sự an toàn cho các nữ sinh, trong trường hợp này nhà trường cần thông báo với bên cơ quan Công an để phối hợp xác minh, điều tra đối tượng có hành vi dùng vật nhọn đâm, gây thương tích cho các nữ sinh.

    Vụ nữ sinh bị đâm vào “vùng kín”: Có dấu hiệu cấu thành tội phạm

    Luật sư Nguyễn Văn Nguyên khẳng định cần phải làm điều tra, xác minh làm rõ hành vi đâm vào "vùng kín" của chị em phụ nữ để xử lý theo quy định pháp luật. 

    Để xử lý đối tượng thì cần phải làm rõ động cơ, mục đích của đối tượng là gì, hậu quả về tổn hại sức khỏe, tinh thần cho các nữ sinh ra làm sao, vật nhọn mà đối tượng dùng để đâm có chứa nguồn gây bệnh hoặc vi rút HIV hay không, bản thân đối tượng có phải là người mắc bệnh về HIV.

    Căn cứ kết quả xác minh điều tra, phụ thuộc vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả do hành vi gây ra thì đối tượng đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu TNHS nếu có đủ cấu thành một trong các tội danh sau:

    Tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại điều 117 BLHS, nếu đối tượng là người biết mình bị nhiễm HIV và cố tình dùng vật nhọn có chứa máu, dịch nhiễm HIV của mình để lây truyền cho các nữ sinh

    Tội cố ý truyền HIV cho người khác theo điều 118 BLHS nếu đối tượng không phải là người nhiễm HIV nhưng đã sử dụng vật nhọn mà mình biết có chứa virut HIV và cố ý lây truyền cho các nữ sinh.

    Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại điều 104 BLHS nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại điều 104 BLHS.

    Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11\% đến 30\% hoặc dưới 11\% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
    e) Có tổ chức
    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê
    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31\% đến 60\% hoặc từ 11\% đến 30\%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61\% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31\% đến 60\%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-vat-nhot-dam-vao-vung-kin-nu-sinh-xu-toi-gi-a52277.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan