+Aa-
    Zalo

    Hậu quả kinh hoàng của việc tiêm chất làm đầy giá rẻ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Với mong muốn có bờ môi mọng đẹp, chị H đã đến 1 spa thuộc quận Hoàn Kiếm (HN) để tiêm chất làm đầy (filler), hậu quả là chị H đã phải cắt bỏ môi dưới do hoại tử

    (ĐSPL) - Với mong muốn có bờ môi mọng đẹp, chị H đã đến 1 spa thuộc quận Hoàn Kiếm (HN) để tiêm chất làm đầy (filler), hậu quả là chị H đã phải cắt bỏ môi dưới do hoại tử nặng nề.

    Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba (Hà Nội) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị biến chứng nặng sau khi tiêm chất làm đầy filler.

    Chị Nguyễn Thị Hồng, 23 tuổi, quê Quảng Ninh cho biết, ngày 28/4, chị đến spa tại số 2B Vạn Kiếp (Hoàn Kiếm, Hà Nội) do chị Nguyễn Thị Nga làm chủ để tiêm filler môi dưới.

    Do chị Nga giới thiệu làm việc tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội, nguồn filler cũng từ bệnh viện nên chị Hồng tin tưởng.

    Hơn 1 tháng đầu, chị Hồng khá ưng ý, tuy nhiên cách đây khoảng 3 tuần, môi dưới của chị Hồng bắt đầu nổi những nốt sùi trắng. Khi gọi điện cho chủ spa thì được lý giải do ăn nhiều đồ nóng và khuyên chị Hồng nên ăn các thực phẩm làm mát cơ thể.

    Thực hiện đúng theo hướng dẫn nhưng môi chị Hồng vẫn ngày càng sưng phồng, có dấu hiệu vỡ loét.

    Đầu tháng 7 vừa qua, chị Hồng được chuyển vào Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba do sốt cao, co giật vì môi hoại tử, mưng mủ, chảy dịch, nhiễm trùng nghiêm trọng.

    Tại đây các bác sĩ đã chỉ địch rạch môi để lấy hết dịch mủ. Tuy nhiên do bệnh nhân kháng kháng sinh nên việc điều trị tiến triển chậm, không loại trừ phải cắt gần hết môi dưới.

    Phía gia đình cho biết, sau sự cố, chủ spa đã viết giấy cam kết nhận toàn bộ trách nhiệm và sẽ thanh toán toàn bộ chi phía điều trị trong khoảng thời gian từ 1 - 6 tháng cho bệnh nhân.

    Liên quan đến vụ việc, trong chiều qua (6/7), Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Phòng Y tế quận Hoàn Kiếm phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra cơ sở spa số 2B Vạn Kiếp.

    Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng đến nơi thì cơ sở đã khóa cửa.

    Theo đúng quy định, các spa thông thường không được tiêm chất làm đầy. Dịch vụ này chỉ được làm tại các bệnh viện, phòng khám được cấp phép và người thực hiện kỹ thuật phải có chứng chỉ hành nghề đúng chuyên môn.

    Chất filler khi sử dụng cho khách hàng phải là sản phẩm được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế và phải có nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng.

    Thông thường, filler chỉ tồn tại trong cơ thể từ 6-9 tháng, sau đó sẽ phải tiêm lại. Nếu tiêm sai vị trí hoặc tiêm filler không đảm bảo (thường trộn lẫn silicon) dễ gây hoại tử hoặc có thể gặp tai biến tắc mạch.

    Môi bệnh nhân bị hoại tử, sưng phồng sau tiêm chất làm đầy

    Hàng loạt biến chứng

    GS Sơn cho biết thủ thuật dùng chất làm đầy với những bác sĩ trong nghề lâu năm thì đây không phải là phương pháp mới, phương pháp sử dụng chất làm đầy trên cơ thể con người có nguồn gốc từ rất lâu rồi.

    Chất làm đầy này được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ với phẫu thuật bơm môi, nâng ngực.... Chất làm đầy có dạng lỏng, thường là collagen, axit hyaluronic hoặc chính là mỡ tự thân.

    Tất cả các dạng chất làm đầy đều dùng để tiêm vào dưới da với mục đích làm phẳng da hay tăng thể tích của một bộ phận nào đó, các chất này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (6 tháng đến 3 năm).

    Ưu điểm của việc làm đẹp bằng thủ thuật này là người bệnh không cần phải chịu một cuộc mổ nên tính rủi ro ít, không bị nhiễm trùng vết mổ, sẹo xấu … Tuy nhiên dù không phải mổ cũng không phải là không có biến chứng.

    GS Sơn cho biết có rất nhiều khuyến cáo trước đó đã được ghi nhận nếu tiêm ở vùng mắt có thể gây mù mắt, gây tắc mạch máu não, gây hoại tử vùng tiêm. Chính vì thế, khi dùng mỡ tự thân như chất làm đầy thẩm mỹ, các bác sĩ cần hết sức thận trọng và theo dõi sát bệnh nhân.

    Trước đó, các bác sĩ Mỹ về một số trường hợp mù mắt hoặc mất thị lực gần hoàn toàn sau tiêm chất làm đầy vào vùng trán để căng da mặt, các bác sĩ Hàn Quốc cũng công bố 44 trường hợp biến chứng tắc động mạch mắt và tổn thương não do tiêm mỡ tự thân và axit hyaluronic vào vùng trán để giảm nếp nhăn.

    Nghiên cứu kết luận rằng việc tiêm các thuốc làm đầy vào vùng trán, không theo đúng vị trí quy định, dẫn tới tắc động mạch mắt. Hậu quả có thể nặng nề, tùy theo nơi tiêm, kích thước chỗ tắc và loại chất làm đầy được sử dụng. Tiêm mỡ tự thân gây hậu quả nặng nề nhất.

    Những người có nhu cầu rất ngại vào bệnh viện mà thường làm ở các cơ sở “chui” như trường hợp của H. Người thực hiện tiêm đã tiêm không đúng vị trí, không đúng kỹ thuật gây ra tai biến. Nguy hiểm không chỉ là hoại tử mà tiêm chất làm đầy cũng có thể gây ra những tai biến không đủ khả năng cấp cứu, nguy hiểm đến tính mạng.

    Với trường hợp của H. bác sĩ Sơn cho biết có thể “sửa chữa” bằng tạo hình lại môi. Việc tạo hình lại môi có thể giúp cô lấy lại được đôi môi, tuy nhiên cũng còn tuỳ vào từng trường hợp.

    GS Sơn cho biết khi muốn tiêm box khách hàng cần đặc biệt chú ý về sản phẩm filler mình tiêm. Chúng ta có thể nhìn trên vỏ thuốc có thành phần Acid Hyaluronic hữu cơ (được viết tắt là HA) chứ không phải là silicon lỏng; nhà sản xuất, tên thương mại, hạn sử dụng và cuối cùng là giấy phép của sản phẩm để chắc rằng sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam, phù hợp với cơ địa của người Việt. Và khi tiêm bắt buộc phải là bác sĩ có kinh nghiệm vì "tiêm sai một ly hỏng cả mặt".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hau-qua-kinh-hoang-cua-viec-tiem-chat-lam-day-gia-re-a138770.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan