+Aa-
    Zalo

    Khám phá 4 bí mật về loài cá cảnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Bạn nghĩ rằng biết rõ về loài cá cảnh nhưng trên thực tế, chúng có nhiều điều kỳ lạ có thể bạn chưa biết.

    (ĐSPL) – Bạn nghĩ rằng biết rõ về loài cá cảnh nhưng trên thực tế, chúng có nhiều điều kỳ lạ có thể bạn chưa biết.

    Theo tin tức trên BBC News, cá cảnh không phổ biến như chó, mèo nuôi trong nhà, có lẽ là do người ta không thể ôm ấp, cưng chiều chúng được. Chúng chỉ biết bơi qua bơi lại, há miệng rồi ngậm miệng và "tra tấn" chú mèo của bạn.

    Cá cảnh trước kia được dùng làm thức ăn

    Ban đầu, cá cảnh không phải là sinh vật làm cảnh, mà là để làm thức ăn cho con người. Cá cảnh hiện đại (Carassius auratus auratus) là biến thể đã được thuần hóa của loài cá chép sống trong hoang dã ở Đông Á. Tổ tiên của chúng có màu xám bạc. Được gọi là “chi”, loại cá này từng được sử dụng làm thức ăn phổ biến ở Trung Quốc.

    Dần dần, sự biến đổi gene khiến nó chuyển dần sang có màu đỏ sáng, vàng, hoặc cam. Tuy nhiên, trong tự nhiên, những màu sắc như vậy sẽ khiến con cá dễ dàng bị kẻ thù phát hiện và bắt ăn thịt.

    Nhưng đến thế kỷ thứ 9, người Trung Quốc, chủ yếu là các nhà sư Phật giáo, bắt đầu nuôi “chi” trong các ao hồ để chúng không bị làm mồi cho những loài động vật khác.

    Các tài liệu ghi chép chính thức nói việc thả cá chi có màu vào ao hồ được thực hiện từ khoảng năm 975. Nhưng ít nhất 100 năm sau, giữa cá sặc sỡ và cá chi trong tự nhiên không có gì khác biệt.

    Không giống như vật nuôi khác, cá cảnh luôn lẩn tránh con người và không ăn những thức ăn được thả xuống.

    “Chúng bị bắt lên nhằm phục vụ các mục đích tôn giáo”, E.K Balon đến từ Đại học Guelph ở Ontario, Canada, cho biết.

    Bình nuôi cá cảnh là công nghệ dang dở

    Khoảng năm 1240, cá cảnh được nuôi trong nhà và trở nên khác biệt so với cá chi. Chúng được thuần hóa và chịu ăn thức ăn mà con người thả xuống.

    Tại các hồ công cộng, cá cảnh sống cùng cá chi, rùa và các loài cá khác. Nhưng với những ai có điều kiện xây hồ cá riêng thì thường chỉ thả những con cá cảnh có màu sắc sặc sỡ vào đó.

    Việc nuôi cá cảnh trong bình trở nên phổ biến vào thế kỷ 16 bởi như vậy sẽ ít tốn kém hơn.

    Cá cảnh là loài xâm thực

    Một số loài cá cảnh có sức sống mãnh liệt hơn những loài khác và chúng là loài gây hại thực sự.

    Một nghiên cứu từ Anh cho thấy, ít nhất có 5 loài cá cảnh khác nhau thích nghi rất tốt trong các ao hồ bao gồm cá màu vàng đồng, màu vàng, màu nâu, cá màu loang (pha lẫn các màu trắng, đỏ, đen hoặc vàng) và cá đầu sư tử.

    Tại châu Âu, cá cảnh đang là mối đe dọa nếu được lai với giống cá chép Crucia địa phương. Tại Nevada, chúng qua mặt loài cá hồ Pahrump. Với bản tính tham ăn, loài sinh vật này có thể chén sạch các loại thực vật dưới nước.

    Một nghiên cứu năm 2001 cho thấy, cá cảnh ăn trứng và ấu trùng của kỳ giông chân dài một cách háo hức tới mức “chỉ riêng chúng thôi đã có thể xóa sổ loài bò sát vùng bắc Idaho này khỏi một số nơi”.

    Cá cảnh giúp chúng ta hiểu thêm về khả năng nhìn và chất có cồn

    Cá cảnh đã trở nên quen thuộc tại các phòng thí nghiệm, có lẽ bởi chúng dễ huấn luyện và cũng dễ mua. Đây là một trong những loài động vật được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực nhận biết bằng thị giác.

    Cá cảnh có thể cảm nhận được màu sắc giống như con người. Ngoài ra, cá cảnh có thêm cảm ứng màu thứ tư, cho phép chúng cảm nhận được ánh sáng siêu cực tím.

    Đặc biệt, cá cảnh hữu hiệu trong việc hiểu được ảnh hưởng của rượu đối với não và cơ thể.

    “Đó là bởi sự tập trung chất cồn trong máu rất giống với sự tập trung chất cồn trong khu vực nước mà chúng đang bơi”, Donald Goodwin đến từ Đại học Washington tại St Louis, Missouri và các đồng nghiệp lý giải hồi năm 1971.

    Năm 1969, Ralph Ryback đến từ bệnh viện Boston City tại Massachusetts đã nghiên cứu xem những loại rượu khác nhau thì tác động như thế nào tới khả năng học hỏi của những chú cá cảnh.

    Kết quả cho thấy, những chú cá bơi trong dung dịch có chứa rượu bourbon thì bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những chú bơi trong bình cá có pha rượu vodka.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kham-pha-4-bi-mat-ve-loai-ca-canh-a75441.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan