+Aa-
    Zalo

    Khủng bố IS và sự tồn tại dai dẳng ở Syria

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cho dù liên tục bị tiêu diệt, đẩy lùi ở Iraq và Syria, IS vẫn tồn tại và liên tục thúc đẩy những phần tử cực đoan tiến hành khủng bố tại Trung Đông cũng như phương Tây.

    Cho dù liên tục bị tiêu diệt, đẩy lùi ở Iraq và Syria, IS vẫn tồn tại và liên tục thúc đẩy những phần tử cực đoan tiến hành khủng bố tại Trung Đông cũng như phương Tây.

    Idlib là mặt trận cuối cùng của chính phủ Syria với phe đối lập. Ảnh: Getty

    Trận chiến ở mặt trận cuối cùng tại tỉnh Idlib, Syria đã bắt đầu. Phía Bắc Idlib giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, phía Nam là khu vực do chính phủ Syria kiểm soát, phía Đông Bắc chịu sự ảnh hưởng của người Kurd và những nhóm phiến quân được Mỹ ủng hộ. Idlib cũng là khu vực cuối cùng của các nhóm phiến quân và những kẻ khủng bố ở Syria.

    Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đã tổ chức các cuộc họp cấp cao để ngăn chặn thảm kịch chiến tranh xảy ra, có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hơn 2 triệu người Syria. Ước tính có khoảng 100.000 quân nổi dậy trở lên đang cố thủ ở Idlib, chịu nhiều ảnh hưởng bởi các nhóm liên kết với tổ chức khủng bố al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

    Phiến quân ở Idlib đã và đang tiến hành một chiến dịch tuyên truyền phối hợp để gây bạo lực tại các nước phương Tây, đặc biệt là nhằm vào Mỹ.

    Chính phủ Mỹ và các quốc gia liên quan nên tự nhận thức rằng IS và al-Qaeda ở Syria hay Iraq vẫn chưa bị tiêu diệt, và có lẽ rất khó để xóa sổ hoàn toàn. Rõ ràng chúng không chỉ nỗ lực để bảo vệ “thiên đường khủng bố” ở Trung Đông mà còn tăng cường thúc đẩy các cuộc tấn công quy mô lớn ở phương Tây.

    Trong vài tuần qua, IS và al-Qaeda đã kích động người Hồi giáo, đặc biệt là người Hồi giáo tại các nước phương Tây thực hiện các cuộc tấn công khủng bố. Vào ngày 20/7, kênh Telegram liên kết với al-Qaeda đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Thánh chiến không biên giới - Các cuộc tấn công ở phương Tây từ góc nhìn Hồi giáo”. Cuốn sách dài 68 trang, nhấn mạnh vào các hành động cực đoan gây tranh cãi.

    Tác giả Abdullah Ash-Shaybani đã cố gắng khẳng định rằng khủng bố chỉ là phương tiện tự vệ của người theo đạo Hồi. Ông nhấn mạnh rằng người Hồi giáo được phép tấn công như một công cụ để đối đầu với “kẻ thù”: "Thánh Allah cũng đã sử dụng các hành động khủng bố để hỗ trợ nhà tiên tri Muhammad". Ngoài ra, cuốn sách cũng xúi giục những phần tử cực đoan tấn công vào các mục tiêu quân sự, chính trị và kinh tế.

    Còn khoảng 31.000 chiến binh IS ở Iraq và Syria. Ảnh: Getty

    Đến đầu tháng 8, IS đã phát hành một video kêu gọi tấn công sinh học tại các nước phương Tây và đưa ra những chỉ dẫn về cách lây lan “bệnh dịch nghiêm trọng nhất” từ phân chuột. Thậm chí, IS còn đăng tải áp phích mà trong đó là hình ảnh San Francisco bị tấn công.

    Tiếp theo, vào ngày 22/8, Al-Furqan - một kênh truyền thông của IS đã đăng tải tuyên bố của thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi, động viên các chiến binh rằng định nghĩa chiến thắng hay thất bại không thể tính bằng việc nhóm khủng bố đang bị đẩy lùi ở một số thành phố hoặc thị trấn cụ thể.

    Tuyên bố của Abu Bakr al-Baghdadi cũng đe dọa Mỹ và Nga vì đã tiến hành các cuộc tấn công tại Syria, điều đó có thể khiến họ bị sa lầy như trường hợp Iraq và Afghanistan. Sau đó, Abu Bakr al-Baghdadi kêu gọi các chiến binh trong thế giới Hồi giáo vẫn kiên định, tìm kiếm chiến thắng và ca ngợi việc tử vì đạo.

    Cuối cùng, Abu Bakr al-Baghdadi kêu gọi những người ủng hộ IS ở phương Tây sử dụng bất cứ phương tiện nào để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố. Đáng chú ý, thủ lĩnh khủng bố nhấn mạnh rằng một vụ đánh bom xe ở phương Tây sẽ “mang ý nghĩa” như 1.000 hoạt động ở vùng đất Hồi giáo.

    Phân tích tất cả những diễn biến trên, các chuyên gia cho rằng chiến dịch tuyên truyền của các nhóm khủng bố thể hiện 3 điểm chính: IS không chỉ thích nghi rất tốt với hoàn cảnh mới mà còn biến đổi thành một tổ chức nguy hiểm có tầm hoạt động đa quốc gia; IS, al-Qaeda và các tổ chức cực đoan liên quan đang hợp tác tấn công phương Tây; cuối cùng, chúng đã tập hợp ở tỉnh Idlib để chuẩn bị bảo vệ “thiên đường khủng bố”.

    Báo cáo của Lầu Năm Góc gần đây ước tính rằng hiện vẫn còn tới 31.000 chiến binh khủng bố IS ở Iraq và Syria.

    National Interest đánh giá rằng, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nên hợp tác với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran để ổn định lại tình hình ở Idlib.

    Trước đó, Ankara đã đưa ra một số kế hoạch cụ thể để tạm ngăn chặn cuộc tấn công quy mô lớn của Damascus nhằm vào Idlib và nỗ lực giải tán phe đối lập một cách ít tổn thất hơn. Về cơ bản, các nước tham chiến ở Syria cần phải bảo vệ người dân Syria và cố gắng cô lập nhóm khủng bố IS, al-Qaeda từ đó tiêu diệt chúng dần dần.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khung-bo-is-va-su-ton-tai-dai-dang-o-syria-a242716.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan