+Aa-
    Zalo

    Làm gì để lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên cho trẻ 2 tuổi lười ăn?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trẻ lười ăn lâu ngày sẽ gây nên nhiều hệ quả nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.

    Trẻ lười ăn lâu ngày sẽ gây nên nhiều hệ quả nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ. 2 tuổi là giai đoạn bé đang hoàn thiện quá trình mọc răng, do đó lợi bé bị kích thích gây đau, kèm theo sự rối loạn trong bài tiết nước bọt khiến bé mệt mỏi, sợ ăn uống.

    Với bé 2 tuổi lười ăn, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và chăm sóc đúng cách để cải thiện sớm tình trạng của bé, giúp bé lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên một cách nhanh chóng.

    Lười ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ 2 tuổi

    Nguyên nhân bé 2 tuổi lười ăn

    1. Thay đổi sinh lý

    2 tuổi là giai đoạn bé đang hoàn thiện quá trình mọc răng, do đó lợi bé bị kích thích gây đau, kèm theo sự rối loạn trong bài tiết nước bọt khiến bé mệt mỏi, sợ ăn uống.

    Hơn nữa, các bé đang trong giai đoạn tập đi, chạy nên bé rất dễ chán ăn hoặc giảm lượng thức ăn trong vài ngày.

    2. Cách chăm sóc bé thiếu khoa học

    -         Nhiều bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến “lượng” mà bỏ qua “chất”. Với quan điểm con ăn càng nhiều càng tốt, bố mẹ cố gắng nhồi nhét, ép con ăn bằng mọi cách khiến bé sợ hãi nên chán ăn, lười ăn.

    -         Với thực đơn một món ăn lặp đi lặp lại thường xuyên với hương vị khó chịu có thể khiến trẻ chán ăn, ăn được ít.

    -         Khẩu phần ăn hàng ngày của bé thiếu chất xơ – một trong những yếu tố kích thích bé ăn ngon miệng.

    -         Bé ăn vặt (bánh kẹo, nước ngọt…) thường xuyên gây hiện tượng “no giả”, trong khi đó món ăn vặt không có hoặc có ít dinh dưỡng khiến bé vẫn chậm lớn.

    -         Cho bé dùng nhiều sữa công thức hơn sữa mẹ: Sữa mẹ rất tốt và cần cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ, kích thích dạ dày và đường ruột, giúp trẻ tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn. Do đó, thông thường các bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục được bú sữa mẹ cho đến khi bé được 2 tuổi sẽ ăn uống tốt hơn và ngon miệng hơn.

    3. Do bé mắc bệnh hoặc đang sử dụng thuốc

    Khi bị ốm (viêm tai giữa, viêm họng, cảm cúm, tiêu chảy, viêm ruột…) bé thường ăn ít hơn, lười ăn. Đồng thời, việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, đặc biệt là thuốc kháng sinh rất dễ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của trẻ, khiến trẻ chán ăn.

    Ngoài ra, để ép bé uống thuốc, một số bậc phụ huynh thường bỏ thuốc vào cháo của bé nhưng không biết rằng đang gây hại cho con, khiến bé có tâm lý cảnh giác và sợ hãi vào những bữa ăn tiếp theo.

    Kháng sinh là một trong những tác nhân khiến trẻ 2 tuổi lười ăn do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

    Để bé 2 tuổi lười ăn đến mấy cũng ăn thun thút mẹ nên làm gì?

    1.Trước tiên, mẹ hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao con biếng ăn:

    Mẹ hãy quan sát các biểu hiện và tình trạng của bé để tìm hiểu được “gốc rễ” của vấn đề và có giải pháp phù hợp giúp bé ăn ngon miệng hơn.

    2.Thiết lập cho bé thói quen ăn uống khoa học:

     Mẹ hãy thiết lập cho bé một giờ ăn cố định để kiểm soát được khẩu phần ăn và tạo thói quen cho bé ăn uống lành mạnh cho bé.

    3. Đa dạng, thường xuyên đổi mới thực đơn hàng ngày cho bé

    Mẹ nên xây dựng thực đơn của bé một cách khoa học, đa dạng các món ăn với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé nhà mình, vừa đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con, vừa kích thích vị giác, giúp con hứng thú hơn với các bữa ăn. Đôi khi chỉ là những món ăn cũ nhưng chỉ cần mẹ sáng tạo thêm một chút, thay đổi hình dạng hoặc trang trí, trình bày món ăn bắt mắt sẽ kích thích bé ăn ngon và nhiều hơn.

    4. Tạo cho bé những bữa ăn vui vẻ

    Mẹ nên cho trẻ biếng ăn tham gia vào các bữa ăn cùng với cả gia đình để tạo không khí vui vẻ, thoải mái kích thích sự thèm ăn của bé, giúp bé ăn ngon hơn và ăn được nhiều hơn.

    5. Giúp bé lấy lại cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên bằng cốm NutriBaby

    Với sự kết hợp hoàn hảo giữa nhóm kháng thể tự nhiên Hoàng Kỳ - Diếp Cá – Hoài Sơn và nhóm vi chất Thymomodulin, Taurin, Beta Glucan, Pluriamin, Lysine… cốm NutriBaby hướng tới việc nâng cao sức đề kháng và tăng cường chức năng đường tiêu hóa. Do đó, sử dụng cốm NutriBaby hàng ngày sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa các bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu dinh dưỡng một cách tối đa. Đồng thời, hệ miễn dịch toàn thân của trẻ được gia tăng, giúp trẻ tự bảo vệ mình trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, giúp trẻ phòng tránh được các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa.

    Cốm NutriBaby giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa khỏe

    Hi vọng với những thông tin hữu ích trên các mẹ giải mà được “bài toán khó” khi chăm con lười ăn. Từ đó mẹ tìm được giải pháp phù hợp khiến trẻ 2 tuổi chủ động hơn trong ăn uống mà không cần mẹ ép. Mỗi bữa ăn không đòn roi mà trẻ vẫn chén tì tì suất ăn và tăng cân khỏe mạnh đúng là không còn niềm vui nào lớn hơn phải không các mẹ?

    Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, có sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

    Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

    -         https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

    -         https://www.facebook.com/nutribabyplus/

    P.Q

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-gi-de-lay-lai-cam-giac-them-an-tu-nhien-cho-tre-2-tuoi-luoi-an-a238636.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan