+Aa-
    Zalo

    Làm sao để thoát khỏi ác mộng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Những cơn ác mộng thường xuyên đến trong giấc ngủ đã gây phiền phức cho cuộc sống của không ít người. Dưới đây là cách để bạn thoát khỏi những cơn ác mộng.

    (ĐSPL) – Những cơn ác mộng thường xuyên đến trong giấc ngủ đã gây phiền phức cho cuộc sống của không ít người. Dưới đây là cách để bạn thoát khỏi những cơn ác mộng và có giấc ngủ bình yên.

    Giấc mơ là một phần đời sống của mỗi người. Với khoảng 1/3 thời gian mỗi ngày dành cho việc ngủ, một giấc mơ xấu hoặc tốt đều ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của bạn. Đặc biệt, những cơn ác mộng luôn khiến bạn lo lắng và mệt mỏi.

    Báo Dân trí đưa tin, theo thống kê, 25\% trong số những người trưởng thành thường gặp ác mộng ít nhất mỗi tháng một lần. Trong số đó, khoảng 7 - 8\% người cho biết ác mộng đã phá vỡ giấc ngủ của họ tối thiểu một tuần một lần.

    Nguyên nhân gây ra ác mộng

    Do những tổn thương tinh thần trong quá khứ gây ra

    Theo các nhà tâm lý, giấc mơ là một phần hiện thực của cuộc sống phản ánh vào giấc ngủ. Đôi khi, nó tái hiện lại những nỗi sợ hãi, mặc cảm hoặc các chấn thương tinh thần từng xảy ra trong quá khứ.

    Nếu bạn phải chịu đựng những cơn khủng hoảng về mặt tinh thần do sự đau buồn gây ra, cơn ác mộng của họ có khuynh hướng hồi tưởng lại nguyên vẹn nỗi sợ hãi về cảnh tượng buồn đó. Chẳng hạn như cảnh cháy nhà, tai nạn thảm khốc hoặc bị kẻ khác tấn công đến suýt mất mạng... Các chuyên gia tâm lý cho rằng một phần nguyên nhân cũng vì họ đang đấu tranh để vượt qua những tổn thương dữ dội. Một cách vô thức, bộ não "phát" lại những cảnh tượng không mong muốn nhiều lần để tập làm quen và tăng cường "sức đề kháng".

    Những tổn thương tinh thần trong quá khứ cũng là nguyên nhân gây ra ác mộng. Ảnh minh họa.

    Lo âu, trầm cảm

     Các cơn ác mộng cũng có thể gây ra bởi những tác nhân tâm lý. Chẳng hạn, những người hay lo âu hoặc trầm cảm thường dễ gặp ác mộng hơn so với người bình thường.

    Do ăn khuya, thức khuya

    Nhiều người gặp ác mộng do ăn khuya hoặc ăn vặt trước khi đi ngủ, bởi điều này thúc giục và làm tăng cường các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, khiến bộ não phải làm việc ngay cả khi họ đang ngủ.

     Việc uống một số loại thuốc nhất định trước khi đi ngủ cũng có thể góp phần làm tăng tần suất gặp ác mộng.

    Do thói quen sử dụng các loại thuốc chữa bệnh

    Nguyên nhân gây ác mộng có thể do các loại thuốc chữa bệnh trầm cảm hoặc an thần. Ảnh minh họa.

    Nghiên cứu đã cho thấy những loại thuốc gây tác động hóa học lên bộ não, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần, có mối liên hệ nhất định với khả năng gặp ác mộng của con người.

    Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc trị cao huyết áp - cũng vẫn có tác dụng quấy nhiễu các hoạt động trong cơ thể người và làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. Thậm chí, nhiều người gặp ác mộng thường xuyên hơn kể từ khi thay đổi hoặc ngừng sử dụng một hay vài loại thuốc hoặc đồ uống nào đó. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

    Mất ngủ thường xuyên

    Tình trạng mất ngủ thường xuyên cũng là một tác nhân gây ác mộng ở người lớn, khiến cho họ vốn đã không ngủ đủ giờ nay lại càng mất ngủ hơn. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khác.

    Các phương pháp điều trị ác mộng hiệu quả

    Viết hoặc tái hiện lại cơn ác mộng của chính mình

    Trước đây, các bác sĩ chuyên khoa thường động viên bệnh nhân kể lại những cơn ác mộng của họ. Kết hợp với các dữ liệu ngoài đời thật, họ giải mã nguyên nhân của các cơn ác mộng để tìm cách xua đuổi chúng hiệu quả.

    Ngày nay, khoa học đã tìm ra một phương pháp mới đơn giản hơn. Đó là viết lại giấc mơ và thay đổi một phần. Nói một cách đơn giản, bạn tự tạo ra một kết thúc, biến ác mộng thành giấc mơ đẹp. Ác mộng sẽ thay đổi và dần dần biến mất.

    Các nghiên cứu cho thấy khoảng 70\% người thử phương pháp này phản hồi kết quả rất tích cực. Ví dụ như một bệnh nhân mơ thấy mình bị cá mập tấn công. Họ viết lại giấc mơ và thay đổi cá mập thành cá heo. Khi gặp lại ác mộng trong giấc ngủ, nhưng con cá mập cũng đổi thành cá heo.

    Viết để tái hiện lại cơn ác mộng của mình cũng là cách giúp bạn vượt qua ác mộng. Ảnh minh họa.

    Cố gắng hàn gắn tình cảm và những mất mát tinh thần

    Cũng theo những thông tin trên báo Sức khỏe và đời sống, với những cơn ác mộng xuất phát từ các mối quan hệ, cách tốt nhất là thông cảm và cố gắng hàn gắn tình cảm. Ngoài ra, bạn không nên suy nghĩ hoặc ăn quá nhiều trước khi đi ngủ để tránh gặp ác mộng.

    Nếu thường xuyện bị tỉnh giấc sau khi gặp ác mộng, mắc chứng mất ngủ hay sợ hãi khi ngủ, bạn nên chữa trị càng sơm càng tốt.

    Thói quen ngủ nghỉ đúng giờ

    Tạo thói quen ngủ đúng giờ giấc để hạn chế gặp ác mộng. Ảnh minh họa.

    Việc giữ thói quen sinh hoạt điều độ bao gồm giờ giấc đi ngủ và thức dậy hợp lý là yêu cầu tối quan trọng và không thể thiếu nhằm hạn chế tình trạng mất ngủ cũng như nguy cơ gặp ác mộng. Trước khi đi ngủ tập bài tập có tính chất thư giãn nhẹ nhàng, tắm nước nóng tạo cảm giác thư giãn trước khi ngủ tối.

    Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn là một nơi thực sự yên tĩnh, thư thái và được cách ly hoàn toàn với các sinh hoạt ồn ào hoặc căng thẳng, để bạn dễ dàng tận hưởng được những giấc ngủ trọn vẹn trong đó.

    Luyện tập thể dục thể thao

    Bên cạnh việc ngủ nghỉ điều độ, các hoạt động rèn luyện thể dục thể thao cũng là một thói quen lành mạnh giúp bạn ngủ ngon hơn, hạn chế lo âu, trầm cảm cũng như tần suất xuất hiện của những cơn ác mộng.

    Tương tự, yoga và thiền cũng là những hoạt động hiệu quả trong việc giúp bạn có sức khỏe dẻo dai hơn và có được những giấc ngủ ngon.

    Đến gặp bác sĩ để tư vấn

    Nếu bạn gặp ác mộng do việc sử dụng thuốc, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để thay đổi toa thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng uống thuốc sao cho loại bỏ những tác dụng phụ không mong muốn. Với những người gặp ác mộng do chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên, họ cần đến gặp bác sĩ để chữa dứt những chứng bệnh đó nhằm khắc phục cả triệu chứng gặp ác mộng.

    Tránh xa rượu bia và chất kích thích

    Để hạn chế gặp ác mộng, tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn hoặc chứa các chất caffeine hay nicotine gây mất ngủ, bởi những chất này có thể phát huy và duy trì tác dụng làm hưng phấn thần kinh của bạn đến 12h sau khi uống, làm nhiễu loạn thói quen ngủ nghỉ của bạn, không ăn thức ăn khó tiêu trước khi đi ngủ.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]rnc6dDBqPA[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-sao-de-thoat-khoi-ac-mong-a102738.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.