+Aa-
    Zalo

    Mỹ tìm cách tiếp cận "siêu phẩm" bầu trời MiG trong nhiệm vụ giải mã máy bay chiến đấu Nga

    (ĐS&PL) - Quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ đã lùng sục khắp nơi để tiếp cận mọi thứ, từ tên lửa đất đối không đến máy bay chiến đấu, nhằm thu thập những thông tin có giá trị về các loại vũ khí của Nga.

    Mới đây, các nhà khoa học quốc phòng Mỹ đã rất phấn khởi khi có cơ hội chạm tay vào xác chiếc máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Nga - Su-35 Flanker-E. Chiếc tiêm kích bị bắn rơi trong cuộc xung đột Ukraine-Nga. Các bộ phận của máy bay ngay lập tức được chuyển đến Porton Down của Vương quốc Anh ở Wiltshire và Nevada ở Mỹ.

    Chiến tranh Lạnh đã kết thúc từ lâu, song mong muốn của Mỹ về việc tìm hiểu những thông tin có giá trị về các loại vũ khí của Nga vẫn tiếp diễn.

    tiet lo viec my tiep can cac sieu pham bau troi mig trong nhiem vu giai ma may bay chien dau nga dpsl
    Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. 

    Với Washington, phần thưởng lớn nhất sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt là cơ hội chạm tay vào MiG-29 Fulcrum – máy bay chiến đấu hai động cơ do Liên Xô phát triển nhằm đối phó với các máy bay chiến đấu của Mỹ như F-15 Eagle và F-16 Falcons.

    Khi thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1977, MiG-29 được cho là đã đi một chặng đường dài so với phương tiện tiền nhiệm và các chuyên gia quốc phòng Mỹ nhận định rằng Liên Xô đang bắt kịp công nghệ máy bay của Mỹ.

    Sau đó, sự sụp đổ của Liên Xô đã tạo cơ hội cho quân đội Mỹ có được MiG-29 từ Moldova. Trong cơn suy thoái sâu sắc, nước này đành chấp nhận bán phần lớn phi đội MiG-29 Fulcrum cho Mỹ.

    Xét cho cùng, MiG-29 là một máy bay nguy hiểm cơ động vào thời điểm đó. Trong những năm 1990, tên lửa AA-11 Archer được trang bị trên chiến đấu cơ này rất hiện đại, với khả năng khóa mục tiêu bằng hệ thống tín hiệu ở góc xa hơn so với các máy bay chiến đấu tương đương của Mỹ. Mỹ đã mua 21 chiếc MiG-29 từ kho vũ khí của Moldova.

    Lo sợ nhu cầu kinh tế cấp bách sẽ khiến Moldova bán những chiếc máy bay này cho Iran, Mỹ đã bỏ ra số tiền tương đương với tiền mua nhiều loại máy bay tiên tiến của nước này. Khi MiG-29 được chuyển giao, Washington ngay lập tức mổ xẻ cấu trúc và kiểm tra năng lực của chúng.

    Cũng trong khoảng thời gian đó, Lực lượng Không quân Israel, vì muốn tận mắt  nhìn thấy những chiếc MiG-29, nên đã thuê ba chiếc máy bay chiến đấu từ một quốc gia Đông Âu không được tiết lộ danh tính.

    mig 29 1604298110899659243273
    Máy bay chiến đấu MiG-29. Ảnh: Defence Blog

    Theo báo cáo, Israel đã tiến hành thử nghiệm mỗi chiếc tiêm kích 20 lần trong vòng hai tuần, vào tháng 4/1997. Các cuộc chiến giả định đã được tiến hành với F-15 và F-16, đồng thời đánh giá kỹ thuật các hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại gắn trên mũ bảo hiểm đã được thực hiện.  Israel lúc đó đã rất ấn tượng với MiG-29.

    Thiếu tá N., một trong những phi công IAF đã lái MiG-29 cho biết: “Khả năng của MiG ngang bằng và đôi khi thậm chí còn vượt xa các máy bay phản lực F-15 và F-16. Phương tiện có khả năng cơ động cao và động cơ khỏe. Các phi công của chúng tôi đã phải cẩn thận với chiếc máy bay này trong không chiến. Nếu được điều khiển bởi một chuyên gia được đào tạo bài bản, nó là một đối thủ đáng gờm”.

    Trung tướng M. đồng tình: “Lái MIG là trải nghiệm có một không hai đối với một phi công thử nghiệm. Bây giờ tôi biết rằng kết quả của một cuộc không chiến giữa MiG và một máy bay chiến đấu của Israel phụ thuộc vào diễn biến của cuộc chiến. Trong một trận chiến đấu chặt chẽ, nó là một mối đe dọa thực sự. Đó là một máy bay tiên tiến và trong các cuộc giao tranh cơ động gần, nó thật tuyệt vời.

    Nó ngoặt gấp, rất nhanh và theo ý kiến của tôi, nó không thua kém các máy bay chiến đấu tiên tiến khác. Việc thử nghiệm là rất tốn kém, nhưng những dữ liệu mà các chuyên gia Israel thu thập được vô cùng đáng giá”.

    Những chiếc MiG trong tay Mỹ

    Trong nhiều thập kỷ, Quân đội Mỹ và các cơ quan tình báo nước này đã lùng sục khắp hành tinh để tiếp cận mọi thứ, từ tên lửa đất đối không cho đến các mảnh vỡ của tàu vũ trụ rơi xuống Trái Đất, đặc biệt là xác máy bay chiến đấu của Nga.

    Khai thác quân sự nước ngoài (FME) từ lâu đã là một phần của việc thu thập thông tin tình báo, nhưng nó ít được nhắc đến vì hầu hết các hoạt động vẫn được giữ bí mật.

    Người Mỹ đã thành công trong việc tiếp cận nhiều dòng máy bay MiG.

    - MiG-21 Fishbed

    tiet lo viec my tiep can cac sieu pham bau troi mig trong nhiem vu giai ma may bay chien dau nga 1

    Mỹ bắt đầu nghiên cứu tiêm kích MiG-21 khi phi công đào tẩu của Iraq Munir Redfa lái chiếc máy bay này hạ cánh ở miền Trung Israel vào ngày 16/8/1966.

    Lúc hạ cánh xuống sân bay, tiêm kích mang số hiệu Arab “534” trên mũi. Ở thời điểm đó, Không quân Israel không có bất cứ loại máy bay nào ngang ngửa với MiG-21. Họ chỉ được trang bị các loại máy bay chiến đấu Vautours và Mirage IIIC do Pháp sản xuất, có tốc độ chậm hơn nhiều so với MiG-21.

    Sau khi Israel hoàn thành nghiên cứu MiG-21, họ đã chuyển tiêm kích này đến khu vực bí mật tại Nevada của Mỹ, thường được gọi là Khu vực 51. Tại đây, MiG-21 được đổi tên thành YF-110 và đưa vào nghiên cứu trong Dự án Have Donut.

    Sở dĩ Israel đồng ý chuyển giao tiêm kích này cho Mỹ vì Washingon hứa sẽ bán cho họ máy bay chiến đấu F-4 Phantom II.

    - MiG-23 Flogger

    tiet lo viec my tiep can cac sieu pham bau troi mig trong nhiem vu giai ma may bay chien dau nga 18

    MiG-23 được  Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) mua lại từ Ai Cập.  Trong khuôn khổ dự án HAVE PAD, Mỹ đã lắp ráp lại MiG-23 và tiến hành một loạt chuyến bay thử nghiệm để khám phá điểm mạnh, điểm yếu, chất lượng xử lý, phạm vi, độ bền, tối đa tỷ lệ leo dốc, tỷ lệ rẽ duy trì, ...

    Sau đó, Mỹ có thêm 11 chiếc MiG-23MS và 6 chiếc MiG-23BN. 12 chiếc đầu tiên trong số đó được chuyển đến Mỹ trên 2 chiếc C-5, mỗi chiếc mang 6 khung máy bay. Đây là thỏa thuận “có đi có lại”.

    Vào năm 1979, Ai Cập đã tiếp nhận các máy bay chiến đấu F-4E Phantom II và F-16 Fighting Falcon của Mỹ trong khuôn khổ chương trình Bán vũ khí cho nước ngoài (Foreign Military Sales) của chính phủ Mỹ.

    - MiG-25 Foxbat

    tiet lo viec my tiep can cac sieu pham bau troi mig trong nhiem vu giai ma may bay chien dau nga 189

    Liên Xô bắt đầu chế tạo MiG-25 vào năm 1959 và lên kế hoạch cho nó trở thành máy bay đánh chặn, song thất bại thảm hại. Tuy nhiên, tốc độ siêu thanh chưa từng có và khả năng vươn tới tầng bình lưu khiến nó trở thành một máy bay trinh sát xuất sắc.

    Phương Tây biết đến MiG-25 vào năm 1970 khi các vệ tinh của Mỹ theo dõi các sân bay của Liên Xô và thấy một loại máy bay mới đang được thử nghiệm. Đó là một chiếc máy bay chiến đấu khổng lồ với đôi cánh lớn.

    Năm 1971, các radar của Israel đã bắt được một chiếc máy bay không xác định với tốc độ gấp ba lần tốc độ âm thanh. Sau lần nhìn thấy thứ hai vài ngày sau đó, Israel đã điều động máy bay chiến đấu của họ để cố chặn máy bay này, nhưng họ thậm chí không thể đến gần. MiG-25 được mệnh danh là “Tiêm kích cô đơn ở tốc độ Mach 3” vào thời điểm đó.

    Mỹ tiếp cận được tiêm kích MiG-25 khi một phi công Liên Xô đào tẩu sang Nhật Bản bằng tiêm kích này vào năm 1976. Đối với phương Tây, cuộc đào thoát này là một vận may bất ngờ, bởi MiG-25 từ lâu vẫn là tiêm kích bí ẩn nhất họ muốn tìm hiểu sau khi một số chuyên gia đánh giá cao năng lực của MiG-25.

    Mộc Miên (Theo Eurasiantimes)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-tim-cach-tiep-can-sieu-pham-bau-troi-mig-trong-nhiem-vu-giai-ma-may-bay-chien-dau-nga-a587262.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan