+Aa-
    Zalo

    Người Việt nuối tiếc Uber, sợ Grab "độc cô cầu bại"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau nhiều năm sử dụng hãng gọi xe ứng dụng Uber, nhiều người dùng tỏ ra lo lắng, tiếc nuối về thương hiệu này trên đất Việt.

    Sau nhiều năm sử dụng hãng gọi xe ứng dụng Uber, nhiều người dùng tỏ ra lo lắng, tiếc nuối về thương hiệu này trên đất Việt.

    Ngày 26/3, Grab chính thức thông báo vừa thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Grab sẽ tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

    Ứng dụng Uber tại Đông Nam Á sẽ tiếp tục hoạt động trong 2 tuần tới để đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định cho các đối tác tài xế Uber. Trong một thông báo được phát đi cho biết, các tài xế Uber sẽ được chuyển sang hoạt động với ứng dụng Grab kể từ ngày 8/4/2018.

    Trước sự biến mất của Uber tại thị trường Việt, nhiều người dùng tỏ ra nuối tiếc. Chị Minh Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết thường xuyên sử dụng Uber vì mức giá của hãng vận chuyển này mềm hơn hãng đối thủ là Grab cũng như các hãng taxi khác. “Nếu Uber rút lui mà không có hãng khác thì không có cạnh tranh về giá. Người dùng sẽ chịu thiệt thòi”, chị Trang chia sẻ.

    Thông báo của Uber tới khách hàng về việc hợp nhất.

    Tương tự chị Trang, anh Tuấn Anh (Hà Nội) cho biết, điều anh băn khoăn là khi không có sự cạnh tranh, chất lượng dịch vụ và giá cả của Grab sẽ như thế nào. “So với nhiều hãng taxi trong nước, Grab đang có ưu thế về giá cả và chất lượng. Tuy nhiên khi đã là số 1, liệu Grab có duy trì được các yếu tố đó hay không. Nếu không thì khách hàng lại bất lợi. Tất nhiên có thể lựa chọn hãng vận tải khác nhưng để chọn được phương tiện vừa túi tiền, lại sạch sẽ, lịch sự thì sẽ thích hơn”.

    Trong khi đó, chị Hương Lan (Hà Đông, Hà Nội) cho biết là khách hàng thường xuyên của Uber. “Tôi được hãng tặng nhiều mã giảm giá, có khi dùng không hết. Nhưng tôi nghĩ không có Uber thì Grab vẫn được. Tài xế Uber cũng sáp nhập cùng nên không sợ dịch vụ đi xuống. Chỉ tiếc là nếu không có Uber, ở vị trí độc quyền chắc khách hàng sẽ không nhận được nhiều khuyến mại giảm giá từ Grab”.

    Bên cạnh những khách hàng như vậy, một số khách hàng có ý kiến khác. Anh Trung Kiên (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ “Bình thường tôi chỉ dùng Uber khi có khuyến mãi. Nên nếu Grab tăng giá thì tôi sẽ không đi và tôi nghĩ Grab sẽ không tăng giá. Bây giờ sáp nhập, lượng tài xế tăng lên nên nếu không có dịch vụ tốt, người dùng quay lưng thì chính Grab sẽ tiếp tục thua cuộc. Khi không đủ doanh thu, tài xế Grab bỏ cuộc thì hãng sẽ phải tính toán lại”.

    Xuất hiện tại Việt Nam từ 2014, hiện nay Uber đã chính thức nhường sân cho đối thủ cạnh tranh Grab. Đây không phải là điều bất ngờ với nhiều nhà kinh tế bởi cuộc chơi giữa 2 hãng gọi xe ứng dụng này có sự phân hóa rõ rệt. Dù được thành lập trước Grab nhưng sau hơn 3 năm, Uber vẫn loay hoay khi nói về lợi nhuận thu về và hiệu quả kinh doanh.

    Trong khi đối với người tiêu dùng, Uber là một lựa chọn tối ưu với chi phí rẻ nhưng đó chính là thứ đã “khai tử” hãng gọi xe này tại thị trường Việt. Việc giảm giá, khuyến mại đã không chỉ khiến doanh nghiệp lỗ triền miên mà còn khiến cánh tài xế cho rằng họ đang làm việc không công với tỷ lệ ăn chia 20 – 80 (Uber giữ lại 20% trên tổng số tiền thu về).

    Do đó, với những chiến lược mềm dẻo và khôn khéo, Grab dần chiếm ưu thế và dành chiến thắng trong cuộc đua tại thị trường này.

    Minh Thư

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-viet-nuoi-tiec-uber-so-grab-doc-co-cau-bai-a223926.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan