+Aa-
    Zalo

    Những bài học quan trọng cha mẹ nên dạy con từ nhỏ, sẽ nuối tiếc nếu bỏ lỡ

    (ĐS&PL) - Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công và hạnh phúc của một người. Vậy những bài học nào trẻ nên được dạy ngay từ trong gia đình mình và sẽ càng tốt hơn nếu trẻ được dạy từ nhỏ?

    Một em bé ngoan không chỉ cần có điểm số cao, học hành tốt mà con cần được trải nghiệm, có những kỹ năng sống cơ bản. Nhiều phụ huynh coi trọng việc ép con học hành mà quên đi việc nuôi dưỡng sự tử tế ở trẻ, điều có lẽ còn quan trọng hơn điểm tốt, giải thưởng và danh hiệu. 

    Dưới đây là những điều cần dạy con từ nhỏ, cha mẹ sẽ nuối tiếc nếu bỏ lỡ:

    Được dạy luôn biết ơn về những thứ trẻ có

    Đồ chơi, sách, thú nhồi bông… là hầu như đứa trẻ nào trong gia đình ngày nay cũng có.

    Trẻ chưa thể hiểu rằng con cần biết ơn khi có những thứ này, con cũng không biết có nhiều bạn khác có thể đang phải sống chật vật hơn. Để dạy về bài học biết ơn, trẻ cần được dạy về cuộc sống ''vừa đủ'', hơn là luôn được dư thừa. Khi trẻ có cuộc sống chỉ vừa đủ, con sẽ nhận ra giá trị của từng thứ con có và khi nhìn những người khác, trẻ sẽ cảm thấy biết ơn khi mình có nó.

    Học về thất bại và thừa nhận lỗi lầm

    Thực ra thất bại và chiến thắng là 2 mặt của 1 đồng xu, không thể tách rời. Trẻ con thường không biết cảm giác của thất bại, mà chỉ biết cảm giác vui vẻ của sự chiến thắng. Điều này dễ làm trẻ hiểu rằng thất bại là thứ gì đó kinh khủng. Thực tế, thất bại là 1 phần của bất kì hoạt động nào, nó hoàn toàn có thể xảy ra cho dù bạn đã lên kế hoạch tốt nhất.

    nhung bai hoc quan trong cha me nen day con tu nho cha me se nuoi tiec neu bo lo 1
    Những bài học quan trọng cha mẹ nên dạy con từ nhỏ, cha mẹ sẽ nuối tiếc nếu bỏ lỡ.

    Làm sao để trẻ có thể đối mặt được với nó khi mà trước đây bạn không chuẩn bị cho trẻ hiểu về cảm giác này. Đứa trẻ giỏi là đứa trẻ hiểu được chiến thắng cũng như biết cách đối mặt với thất bại. Do đó, khi chơi cùng trẻ, đừng tạo các chiến thắng giả tạo, hoặc làm dễ chỉ để trẻ chiến thắng hoặc để trẻ vui. Nó không tạo ra 1 đứa trẻ giỏi, mà chỉ tạo ra 1 lớp trẻ hiếu thắng nhưng sợ thất bại.

    Dạy trẻ chấp nhận thất bại cũng như biết thừa nhận sự yếu kém hay lỗi lầm của bản thân là cách giáo dục đúng đắn về công bằng.

    Lòng trung thực

    Không có trẻ nào sinh ra là biết nói dối. Thực ra, chúng học để nói đúng những gì chúng nhìn thấy. Nói dối là 1 hành vi học được từ môi trường bên ngoài. Có 2 loại môi trường có thể ảnh hưởng đến hành vi nói dối của trẻ: môi trường ảnh hưởng lâu dài (từ cha mẹ chúng) và môi trường ngắn hạn (từ bạn bè, thần tượng, anh chị,...).

    Với môi trường ngắn hạn, trẻ học cách biểu hiện cho phù hợp với môi trường đó, nhưng rồi sẽ tự bỏ khi trẻ qua môi trường khác. Tuy nhiên, với môi trường lâu dài từ cha mẹ, lời nói dối tưởng chừng vô hại như thất hứa hay nói cho vui lại có ảnh hưởng lâu dài đến các con.

    Không phán xét người khác

    Thay vì phán xét ai đó thì trẻ nên được dạy tập trung phát triển bản thân. Do đó, khi trẻ lỡ nói các lời phán xét kiểu như ''chú này mập quá'', ''cô ấy xấu quá mẹ''... thực ra trẻ không hiểu điều đó là chưa đúng, lúc này bạn chỉ đơn giản nói ''mẹ không biết, và mẹ cũng không nhận xét ai con ạ''. Khi trò chuyện với trẻ, bạn cũng không nên so sánh trẻ với ai, mà chỉ nên tập trung vào điều bạn muốn trẻ tốt hơn.

    Biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân

    Ít ai nói đây là bài học nên dạy trẻ từ sớm nhưng nó lại là bài học quan trọng. Khi trẻ chẳng may bị bệnh, là cha mẹ, chúng ta cuống cuồng chăm sóc trẻ từ mua thuốc, nấu cháo, dụ trẻ ăn, uống sữa... nhưng thực ra có 1 cách nên dạy trẻ là giúp trẻ nhận ra là ''cần tự chăm sóc bản thân'' hơn là chỉ có 1 chiều từ người chăm sóc (ví dụ, ở đây là cha mẹ).

    nhung bai hoc quan trong cha me nen day con tu nho cha me se nuoi tiec neu bo lo 2
    Những bài học quan trọng cha mẹ nên dạy con từ nhỏ, cha mẹ sẽ nuối tiếc nếu bỏ lỡ.

    Một đứa trẻ lớn lên trong đùm bọc giống như nuôi những con cừu được vây quanh bởi 1 hàng rào, chúng rất thiếu các kỹ năng cần để tự chăm sóc bản thân vì chúng nghĩ rằng hàng rào có thể ngăn chúng khỏi mọi nguy hiểm. Những con cừu ỷ lại vào chiếc hàng rào mà mất đi cảnh giác về các tiếng động nhỏ như tiếng bước chân của con sói. Song, 1 ngày nào đó, hàng rào bị hỏng hay chẳng còn thì chúng không thể nhận ra con sói đã đến bên cạnh.

    Không ai biết trước 1 điều gì sẽ đến với trẻ và cha mẹ cũng không thể mãi là hàng rào vững chắc, chỉ có 1 điều quan trọng là trẻ phải luôn mạnh mẽ và có đủ kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Khi nhỏ, trẻ bị bệnh không có nghĩa là cứ nằm đó xem TV, iPad để được chăm sóc mà thay vào đó cho trẻ có cơ hội vận động, vui chơi, tham gia tự chăm sóc bản thân mình như tự lấy nước uống, lấy cam mẹ gọt sẵn để ăn, tự báo cáo với mẹ khi thấy đỡ mệt...

    Trẻ cần được cho thấy bản thân mình cũng có vai trò, hơn là chỉ ngồi im để đón nhận sự chăm sóc từ người khác.

    Lắng nghe trước khi nói

    Lời nói gay gắt với trẻ là ví dụ để trẻ học về sự yếu kém trong khả năng lắng nghe của người lớn chúng ta. Khi lớn trẻ sẽ dùng cách này để giao tiếp lại với người khác. Nhưng, ngược lại ngay từ nhỏ, bạn luôn tôn trọng và lắng nghe trẻ trước khi nói hay đưa ra quyết định thì trẻ sẽ học để biết lắng nghe bạn và người khác khi lớn hơn.

    Khi trẻ giao tiếp với cha mẹ, anh chị em hay bạn bè, trẻ giành nói hay quát họ thì bạn nên nói với trẻ ''Con, mẹ muốn nghe chị nói, con im lặng được không?''. Tưởng chừng như những can thiệp dạng vậy không quan trọng, trẻ con mà sao chẳng được nhưng thực ra nó có giá trị để trẻ hiểu rằng ai cũng có quyền nói và được lắng nghe bởi tất cả mọi người.

    Rất khó để dạy trẻ điều này khi trẻ lớn, đặc biệt khi trẻ tự cho là ''mọi người phải nghe mình'', nhưng trong cuộc sống ai nói đúng thì người ta mới nghe. Và người luôn nói mà không biết lắng nghe thì điều họ nói chưa chắc đúng.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-bai-hoc-quan-trong-cha-me-nen-day-con-tu-nho-se-nuoi-tiec-neu-bo-lo-a603123.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những điều cha mẹ cần biết khi con trẻ bước vào tuổi dậy thì

    Những điều cha mẹ cần biết khi con trẻ bước vào tuổi dậy thì

    Con trẻ ở tuổi dậy thì là giai đoạn khiến các bậc cha mẹ đau đầu nhất, bởi đây là độ tuổi "dở dở ương ương". Đến tuổi này, trẻ có xu hướng nhạy cảm, suy nghĩ khác với cha mẹ, ít thích tâm sự, gần gũi với cha mẹ. Vậy nên cha mẹ cần làm 7 điều này khi con bước vào tuổi dậy thì.