+Aa-
    Zalo

    Những thói quen xấu của cha mẹ khiến con cái dễ bắt chước, nên thay đổi trước khi quá muộn

    (ĐS&PL) - Thói quen và hành vi của cha mẹ có thể ảnh hưởng mạnh đến con cái, gây ra tình trạng bắt chước. Đó cũng là lý do thôi thúc các bố mẹ hãy trở thành tấm gương của con trong cuộc sống.

    Thói quen của cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến chính họ mà còn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và hành vi của con cái. Như một gương phản chiếu, trẻ nhỏ thường bắt chước hành vi và cách ứng xử từ cha mẹ mình. Việc này có thể mang lại những tác động sâu xa đến tương lai và sự hình thành của con.

    Dưới đây là một số thói quen xấu từ bố mẹ mà trẻ dễ bắt chước nhất, cha mẹ nên thay đổi trước khi quá muộn.

    Nghiện điện thoại

    Cha mẹ thích dùng điện thoại di động, điều này cũng sẽ khiến trẻ bắt chước các hành vi.

    Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng, con cái họ nghiện thiết bị điện tử, trên thực tế, mấu chốt của vấn đề thường là ở chính họ.

    Như nhà giáo dục Bai Yansong (Trung Quốc) từng nói: "Thật khó để các bậc cha mẹ chơi mạt chược ở nhà hằng ngày dạy con đọc”.

    Hay nói tục

    Bố mẹ thường xuyên nói tục hoặc nói ra những điều bất lịch sự trước mặt con sẽ khiến bé hiểu rằng, nói như vậy là chẳng có gì sai trái. Ban đầu, ở những tình huống cụ thể, con sẽ phát ngôn một cách vô thức dù chưa hiểu nghĩa của từ đó, nhưng càng về sau trẻ sẽ dần biến nó thành thói quen và tự cho phép mình được nói như vậy. Về lâu dài, con sẽ khó mà thay đổi thói quen này, dùng nó để giao tiếp với người thân, bạn bè ngoài xã hội.

    nhung thoi quen xau cua cha me khien con cai de bat chuoc nen thay doi truoc khi qua muon 2
    Những thói quen xấu của cha mẹ khiến con cái dễ bắt chước, nên thay đổi trước khi quá muộn.

    Bạo lực

    Chuyên gia tội phạm học quốc tế David Fatton cho biết: "Những đứa trẻ thường bị cha mẹ đánh đòn có nhiều khả năng lớn lên trở thành những kẻ tấn công bạo lực".

    Việc đánh con không chỉ làm tổn thương thể chất và tinh thần mà còn khiến trẻ hình thành tính cách bạo lực, bốc đồng.

    Lười biếng

    Đây là vấn đề chung của hầu hết các bậc cha mẹ, bỏ qua tầm quan trọng của việc tập thể thao đối với sự phát triển của trẻ. Để trẻ lười vận động dẫn đến chậm phát triển một số kỹ năng nhất định.

    Sử dụng quá lâu các thiết bị điện tử sẽ gây hại cho sự phát triển của trẻ, hệ thần kinh và não bộ, thị giác và thính giác bị kích thích mạnh, đồng thời dễ gây ra các vấn đề về phát triển xương như cột sống cổ.

    Hiện nay, vì công việc và nhu cầu giao tiếp, nhiều người lớn có thói quen sử dụng điện thoại kể cả khi đang chơi với con. Việc bố mẹ không tập trung sẽ gây ra sự khó chịu cho trẻ. Con sẽ thắc mắc vì sao bố mẹ không đọc sách mà lại bắt con đọc. Thế nhưng nếu cả gia đình cũng chăm chú đọc sách thì trẻ sẽ dần quen với việc này thôi.

    Phàn nàn

    Cha mẹ thường xuyên phàn nàn sẽ truyền thái độ sống tiêu cực cho con cái. Giống như một liều thuốc độc, nó ăn mòn dần cơ thể và tâm trí của đứa trẻ, khiến đứa trẻ tràn ngập năng lượng tiêu cực.

    Để nuôi dạy những đứa trẻ vui vẻ và tích cực, cha mẹ phải cố gắng tạo ra bầu không khí gia đình thoải mái, hạnh phúc.

    nhung thoi quen xau cua cha me khien con cai de bat chuoc nen thay doi truoc khi qua muon 1
    Những thói quen xấu của cha mẹ khiến con cái dễ bắt chước, nên thay đổi trước khi quá muộn.

    Hay hứa suông

    Bên cạnh một số lời nói dối vô hại (với mục đích giữ gìn sức khỏe cho con) thì nhiều người lớn vẫn có thói quen nói dối trong những tình huống đơn giản hàng ngày.

    Ví dụ như khi con hỏi về vấn đề tế nhị, nhiều phụ huynh có thái độ lảng tránh, bảo rằng mình không biết. Hoặc đơn giản bố mẹ nhàn rỗi nhưng lại nói là bận bịu, không có thời gian đưa con đi chơi... Trẻ hoàn toàn có thể đọc được cảm xúc của bố mẹ nên nếu nhiều lần như thế, con sẽ không còn tin tưởng bạn nữa.

    Tham lam

    Cha mẹ tham lam trước những lợi ích nhỏ nhặt, con cái có thể dễ dàng hình thành tính cách ích kỷ. Cha mẹ khoan dung và rộng lượng, con cái sẽ trở nên khoan dung, tốt bụng, hòa đồng với những người khi giao tiếp giữa các cá nhân.

    Nói dối

    Nhiều bậc cha mẹ thích nói dối trước mặt con cái. Họ thường với trẻ “Con làm bài tập nhanh mẹ sẽ cho con ra ngoài chơi”. Tuy nhiên, khi con làm bài xong, bố mẹ lại từ chối thực hiện lời hứa.

    Sau một thời gian dài, đứa trẻ sẽ cảm thấy rằng nói dối là không sai và nó sẽ làm theo. Đồng thời, trẻ thất vọng với hành động của người lớn và dần mất lòng tin vào cha mẹ mình.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-thoi-quen-xau-cua-cha-me-khien-con-cai-de-bat-chuoc-nen-thay-doi-truoc-khi-qua-muon-a603321.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan