+Aa-
    Zalo

    Phải làm gì khi đối mặt với kẻ bắt cóc con tin?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Sau vụ đối tượng khống chế 3 con tin tại khu tập thể Thanh Xuân Bắc sáng 16/9, Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Nội đã chia sẻ 1 số kinh nghiệm cần nhớ.

    (ĐSPL)–Sau vụ đối tượng khống chế 3 con tin tại khu tập thể Thanh Xuân Bắc sáng 16/9, Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng Phòng CSHS đã chia sẻ 1 số kinh nghiệm cần nhớ khi đối mặt với các sự việc tương tự.

    Trưởng phòng CSHS chia sẻ kinh nghiệm trong vụ bắt cóc con tin

    Ngay sau khi xảy ra sự việc đối tượng Trần Thanh Bình (sinh năm 1986, trú tại Uông Bí, Quảng Ninh) dùng dao khống chế 3 con tin tại phòng 401 nhà E6 – Khu tập thể Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân – Hà Nội), Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội đã chia sẻ những kinh nghiệm cần phải làm trong khi đối mặt với các trường hợp bắt cóc, khống chế con tin tương tự.

    Đại tá Dương Văn Giáp nhấn mạnh: “Đối với các vụ bắt cóc con tin thì chúng ta làm sao tổ chức thuyết phục được là tốt nhất. Lực lượng công an và chính quyền địa phương phải nói là dựa rất nhiều vào mối quan hệ của gia đình đối tượng và những người có sức ảnh hưởng tới đối tượng, với những người đó có thể mời đến phối hợp cùng cơ quan công an động viên, thuyết phục đối tượng từ bỏ ý định gây án, từ bỏ ý định làm hại đến con tin, tránh đổ máu, tránh những việc đáng tiếc xảy ra”.

    Lãnh đạo Phòng cảnh sát hình sự cũng cho rằng, đối với lực lượng chức năng, cần xử lý thông tin nhanh nhất có thể, tổ chức phối hợp các lực lượng liên quan để phong toả hiện trường, thành lập phương án giải cứu con tin, thuyết phục đối tượng đầu hàng.

    “Đối với quần chúng nhân dân, không nên tụ tập quá đông tại hiện trường, gây cản trở cho các cơ quan chức năng khi đưa ra các phương án giải cứu con tin. Trong nhiều trường hợp, đối tượng bắt con tin bị dồn vào chân tường, dẫn đến hoảng loạn, việc có mặt đông quần chúng nhân dân sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý đối tượng. Lực lượng chức năng trong quá trình thương thuyết luôn phải đảm bảo an toàn cho chính đối tượng” – Trưởng phòng Cảnh sát hình sự chia sẻ.

    Đại tá Dương Văn Giáp cũng cho rằng, đối với nạn nhân thì trong những trường hợp này cần bình tĩnh ứng phó.

    “Ví dụ như với vụ việc sáng 16/9, bản thân bà Hương là người bị đối tượng khống chế cùng hai cháu nhỏ cũng đã tỏ thái độ rất bình tĩnh trước sự việc. Bản thân bà Hương cũng chủ động hỏi han, thuyết phục đối tượng. Ngoài ra, như trường hợp bà Hồng – nạn nhân nhưng may mắn thoát ra ngoài, cần nhanh chóng thông báo với cơ quan Công an, lập tức thông báo tình hình vụ việc.

    Ngoài ra, một lời khuyên khác từ Đại tá Giáp là đối với quần chúng nhân dân, để tránh tình huống xấu tương tự thì cần luôn luôn đề cao cảnh giác khi mở cửa vào sáng sớm vì đây là khoảng thời gian vắng vẻ mà các đối tượng phạm pháp thường hoạt động.

    Lấy dẫn chứng cụ thể trong vụ việc sáng nay, thì qua lời kể của bà Hồng, thời gian bà chạm trán đối tượng là 6 giờ kém 15 sáng, khi đó bà mở cửa nhà để đi mua đồ ăn sáng cho các cháu thì bắt gặp đối tượng tại chiếu nghỉ cầu thang tầng 3. Do mất bình tĩnh, hoảng loạn, bà Hồng hét lên nên mới bị đối tượng manh động khống chế, dẫn đến sự việc đáng tiếc trên.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phai-lam-gi-khi-doi-mat-voi-ke-bat-coc-con-tin-a50916.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan