+Aa-
    Zalo

    Rau cằn, sâu có là rau sạch?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – “Người ta phun nhiều quá, sâu bị nhờn thuốc không chết hoặc người bán cố tình bắt sâu thả vào rau. Còn muốn ăn rau cằn xấu ? Đơn giản, chỉ cần “đánh thuốc”đậm...

    (ĐSPL) – “Người ta phun nhiều quá, sâu bị nhờn thuốc không chết hoặc người bán cố tình bắt sâu thả vào rau. Còn muốn ăn rau cằn xấu? Đơn giản, chỉ cần “đánh thuốc”đậm một chút là xong”.

    Căn theo thị hiếu người tiêu dùng

    Với những chủ vườn có thâm niên, nghề trồng rau quan trọng nhất phải biết dựa vào nhu cầu thị trường đang cần gì, đồng thời cũng phải biết cách “xử lý” các hàng rau cho thật tươi ngon, bóng đẹp mới bán chạy hàng và được giá cao, thông tin trên báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết.

    Theo N., một người trồng rau (Tân Phú Trung, Củ Chi, TP.HCM) cho biết, khi có trận mưa lớn gây ngập vườn nên chắc chắn rau sẽ có giá. Vì vậy, N. gọi người nhà ra vườn nhổ thêm rau để tăng cường vài chuyến nhằm gỡ vốn, bù lại những hôm ế chợ bị thất thu. N. cũng ra vườn pha thuốc để phun nốt cữ thuốc “dưỡng lá” cho mấy liếp rau cải xanh, cải ngọt để mai kịp chạy chợ.

    N. giải thích: “Ở đây các vườn rau thường chỉ dám phun thuốc vào buổi tối hoặc đêm thôi, vì phun ban ngày vừa không hiệu quả mà lại dễ bị lộ…”. Theo N., đó chỉ là chất giữ cho lá rau tươi lâu và tẩy mùi hôi trên rau. Với các loại rau ăn lá hay ăn củ, quả, muốn giữ cho tươi ngon hay nhanh thu hoạch đều phải “đánh thuốc” thường xuyên.

    Cũng theo N., các bà nội trợ thường cứ nghĩ rau mà bị sâu ăn lá hoặc rau cằn lá sẽ an toàn, không phun. Nhưng họ sai lầm hết, vì với rau bị sâu ăn lá hay thậm chí có hẳn con sâu đang bò trên lá rau thật lại là rau bẩn, nhiễm độc nặng.

    Rau cằn, sâu có là rau sạch?

    Người ta phun nhiều quá, sâu bị nhờn thuốc không chết hoặc người bán cố tình bắt sâu thả vào rau. Ảnh minh họa.

    Nguyên nhân là do người ta phun nhiều quá, sâu bị nhờn thuốc không chết hoặc người bán cố tình bắt sâu thả vào rau. Còn muốn ăn rau cằn xấu, đơn giản chỉ cần “đánh thuốc” đậm một chút là lá đang xanh mơn mởn cũng lập tức bị cằn xoăn tít lá lại.

    Cách chọn rau sạch, an toàn

    Cũng theo N., bây giờ nhìn hàng thật – giả lẫn lộn khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của N., chỉ cần nhìn màu sắc hay gân lá rau là sẽ biết ngay rau đó sạch hay bẩn.

    Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng.

    Rau cằn, sâu có là rau sạch?

    Rau an toàn không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, nhưng không đến mức láng mượt như rau nhiễm bẩn. Ảnh minh họa.

    Với các loại củ quả, loại sạch, an toàn thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá “cũ kỹ”.

    Thực tế, quy trình trồng rau an toàn vẫn được phép dùng thuốc bảo vệ thực vật miễn là loại nằm trong danh mục cho phép, dùng đúng cách và đảm bảo thời gian cách ly. Do vậy, rau an toàn không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, nhưng không đến mức láng mượt như rau không sạch. Vì vậy, ngoài việc phân biệt bằng mắt còn cần tìm đến những điểm bán rau an toàn có giấy phép.

    Ngoài ra, các bà nội trợ không nên mua rau củ trái vụ vì cây trái mùa năng suất thấp, dễ sâu bệnh, khiến người trồng sử dụng thuốc kích thích và trừ sâu với hàm lượng lớn hơn.

    Cách rửa sạch rau quả

    Xem Video rửa rau đúng cách:

    Muốn loại trừ tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật, cách tốt nhất là rửa trôi: rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần. Bằng cách rửa 2 lần dưới vòi nước chảy và 2 lần trong chậu nhiều nước thì từ 40 – 90\% tồn dư hóa chất độc hại trên rau cải đã mất đi.

    Rau cằn, sâu có là rau sạch?
    Cách tốt nhất là rửa trôi: rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần. Ảnh minh họa.

    Bằng cách ngâm và rửa trôi, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ được tồn dư của chúng lên bề mặt lá rau. Bạn có thể ngâm trong nước muối và rửa sạch lại vài lần để đảm bảo an toàn. Đối với các loại quả, việc ngâm, rửa trôi trước khi nấu đạt hiệu quả khá cao. Đối với quả chín, động tác rửa trước khi bóc vỏ đơn giản nhưng có tác dụng tốt, loại trừ độc tố tồn dư.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/rau-can-sau-co-la-rau-sach-a69615.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Dân Hà thành trồng

    Dân Hà thành trồng "rau sạch” bên "dòng sông chết"

    (ĐSPL) - Sẽ có người ngất, nếu như trực tiếp nhìn thấy hình ảnh như thế này: Những luống rau mướt, được người dân gọi là rau sạch, nằm ngay bên bờ dòng sông thối – sông Nhuệ - đoạn chảy qua quận Hà Đông (Hà Nội). Những luống rau này được tươi tốt bởi chính nguồn nước ô nhiễm và cực kỳ độc hại…