+Aa-
    Zalo

    Sập hầm thủy điện Đạ Dâng: Cốp pha mục nên bị sập

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Sự cố xảy ra không phải do gãy vòm sắt mà vì công trình kéo dài cả chục tháng, cốp pha (bằng gỗ) bị mục nên đất tụt xuống.

    (ĐSPL) – Sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng xảy ra không phải do gãy vòm sắt mà vì công trình kéo dài cả chục tháng, cốp pha (bằng gỗ) bị mục nên đất tụt xuống.

    Ngay sau khi giải cứu thành công 12 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng, các cơ quan chức năng đã bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân của vụ tai nạn và đưa ra hướng giải quyết tiếp theo.

    Báo Thanh niên dẫn lời ông Võ Nhật Thăng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng điện Long Hội (chủ đầu tư thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo) cho biết, sự cố xảy ra không phải do gãy vòm sắt mà vì công trình kéo dài cả chục tháng, cốp pha (bằng gỗ) bị mục nên đất tụt xuống.

    “Tất nhiên, thi công phải đưa máy móc vào, và việc này cũng gây rung động. Hơn nữa, thời gian này trời mưa kéo dài hơn 1 tháng, nước và đất chảy ra từ các khe của phần chắn cũng là một trong những nguyên nhân làm sập hầm”, ông Thăng giải thích. 

    Khắc phục sự cố sập hầm. (Ảnh: Thanh niên)

    Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Tiến lưu ý qua vụ sập hầm này các công trình khi thi công phải xem xét, tuân thủ tất cả các quy trình. “Phải xem lại từ khâu khảo sát, thiết kế đến biện pháp thi công để đảm bảo an toàn cho người lao động”, ông Tiến nói.

    Trong khi đó, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Các cơ quan chuyên môn phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc triển khai dự án của chủ đầu tư, của đơn vị thi công. Nếu thấy tình hình địa chất yếu, phức tạp phải yêu cầu dừng ngay.

    Trả lời trên báo VOV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết đã kiến nghị Chính phủ giao bộ này chủ trì, phối hợp Bộ Công thương, UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan liên quan tổ chức giám định nguyên nhân sự cố.

    “Đây là công trình sự cố cấp 2, theo quy định sẽ do UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm đứng ra tổ chức giám định, tìm nguyên nhân. Nhưng Bộ Xây dựng xét thấy vụ tai nạn có nhiều yếu tố kỹ thuật phức tạp, liên quan đến quá trình từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát nên kiến nghị Chính phủ xem xét được chủ trì”, ông Dũng nói.

    Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng.

    Cũng theo ông Dũng, để tiếp tục giải quyết sự cố, thứ nhất, phải phong tỏa, bảo vệ hiện trường và tổ chức điều tra nguyên nhân sự cố. Thứ hai, sau khi có kết quả điều tra nguyên nhân sự cố, phải phân định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý và thực hiện các hoạt động xây dựng có liên quan đến công trình này; sau khi phân định rõ trách nhiệm sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan theo quy định của pháp luật. Thứ ba, chủ đầu tư và các nhà thầu phải khắc phục các hậu quả theo quy định của pháp luật trước khi cơ quan có thẩm quyền xem xét việc có cho phép tiếp tục thực hiện dự án hay không?

    Xem video tham khảo:

    Giải cứu thành công 12 người bị mắc kẹt dưới hầm thủy điện Đạ Dâng

    Được biết, dự án thủy điện Đạ Dâng ban đầu là dự án do Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 làm chủ đầu tư có tổng công suất lắp máy 23MW. Trong đó nhà máy thủy điện Đạ Dâng, huyện Lạc Dương công suất 14MW, Nhà máy thủy điện Đa Chomo, huyện Lâm Hà công suất 9MW với tổng vốn đầu tư dự án khoảng 650 tỷ đồng.

    Đây là dự án đã được khởi công từ tháng 12/2003 nhưng do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính nên đã được chuyển sang cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội (Hà Nội) từ tháng 3/2006.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sap-ham-thuy-dien-da-dang-cop-pha-muc-nen-bi-sap-a75653.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan