+Aa-
    Zalo

    Sớm kết nối để có thuốc điều trị cho bệnh nhân ngộ độc botulinum

    (ĐS&PL) - Ngày 22/5, theo thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), thuốc giải độc tố botulinum là loại thuốc rất hiếm, do mỗi năm cả nước chỉ có vài ca bệnh nên các bệnh viện thường không dự trù đủ. Tuy nhiên, nguồn cung thuốc giải độc tố botulinum vẫn có, các bệnh viện sẽ liên hệ để đặt hàng.

    Theo Vietnam Plus, Cục Quản lý Dược đã nhận được thông tin về việc Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) đang tạm hết thuốc giải độc tố botulinum. Ngay sau đó, Cục đã liên hệ với nhà nhập khẩu và được biết Bệnh viện Chợ Rẫy đã trao đổi với công ty về việc đặt hàng. Phía nhà nhập khẩu cũng đã liên hệ với nhà cung cứng phía nước ngoài để làm các thủ tục nhập khẩu.

    Cục Quản lý Dược cũng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tình huống không mua được thuốc sẽ nhờ hỗ trợ từ WHO.

    Những ngày qua, liên tiếp xảy ra các vụ việc ngộ độc Botulinum trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khiến nhiều người dân lo lắng.

    som ket noi de co thuoc dieu tri cho benh nhan ngo doc botulinum1

    Nhanh chóng kết nối để sớm có thuốc điều trị cho bệnh nhân ngộ độc botulinum. Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống

    TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trưởng đơn vị Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, hai ngày gần đây, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng với Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đã hội chẩn cùng nhau và phát hiện thêm được 3 trường hợp nghi ngờ ngộ độc botulinum.

    Cả 3 bệnh nhân đều sống tại TP Thủ Đức, thuộc 2 gia đình khác nhau. Bệnh nhân lớn nhất là người đàn ông 45 tuổi, tiếp theo là 2 anh em 26 tuổi và 18 tuổi. Ba trường hợp này thực tế là sự nối tiếp của chùm ca bệnh là 3 em bé bị ngộ độc botulinum tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM.

    Trước đó, ngày 16/5, hai lọ giải độc BAT cuối cùng đã được chuyển từ Quảng Nam về để cứu ba anh em ruột bị ngộ độc do ăn chả lụa từ người bán dạo, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM). Hiện 3 em bé này đang được điều trị, đã có những bước cải thiện bước đầu về hồi phục sức cơ.

    Trong khi đó, ba bệnh nhân botulinum mới đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhân dân Gia Định phải hỗ trợ thở máy do đang không còn thuốc giải độc.

    Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, ngộ độc botulinum là do một loại vi khuẩn botulinum gây ra, vi khuẩn này sống trong yếm khí, có nghĩa là môi trường không có không khí, nồng độ oxy rất thấp thì con vi khuẩn này mới hoạt động được.

    Hiện nay, thuốc duy nhất trung hòa độc tố botulinum là thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT). Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất hiếm và đắt đỏ, chỉ có một hãng dược ở Canada sản xuất và có giá lên đến 8000 USD/lọ, thông tin từ Sức khỏe & Đời sống.

    Theo Cục Quản lý Dược, hiện nay việc mua sắm thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm vẫn được thực hiện bởi các cơ sở khám chữa bệnh, theo quy định về mua sắm, đấu thầu thuốc.

    Về cơ bản, nguồn cung tổng thể với các thuốc hiếm là không thiếu, chỉ thiếu ở một số cơ sở y tế do còn tồn tại các khó khăn trong công tác dự trù, xác định nhu cầu do phụ thuộc vào tình hình bệnh tật phát sinh của từng năm và trong công tác thực hiện mua sắm (thời gian thực hiện mua sắm kéo dài dẫn đến thiếu tính kịp thời trong mua sắm).

    Thùy Dung (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/som-ket-noi-de-co-thuoc-dieu-tri-cho-benh-nhan-ngo-doc-botulinum-a576170.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    TP.HCM: Thêm 3 trường hợp nghi ngộ độc botulinum

    TP.HCM: Thêm 3 trường hợp nghi ngộ độc botulinum

    Các triệu chứng khởi phát sau 1 ngày tiếp xúc với nguồn thức ăn nghi ngờ nhiễm độc, cả 3 bệnh nhân đều có dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa như đau bụng, mệt mỏi, choáng váng, tiêu chảy.