+Aa-
    Zalo

    Tranh cãi đề kiểm tra Ngữ Văn có ngữ liệu nhạy cảm: Sở GD-ĐT TP.HCM lên tiếng

    (ĐS&PL) - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết trên hành trình đổi mới một vài đơn vị còn lúng túng, chọn ngữ liệu môn Ngữ văn thi học kỳ chưa thật phù hợp.

    VietNamNet dẫn thông tin từ ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, mục đích của kiểm tra là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan kết quả học tập, năng lực của học sinh, phục vụ cho việc điều chỉnh quá trình dạy học, đồng thời giúp học sinh phát huy năng lực, phẩm chất.

    Đối với môn Ngữ văn, các bài kiểm tra cần đánh giá các năng lực cốt lõi của môn học bao gồm: Năng lực đọc hiểu, năng lực viết, năng lực nói và nghe, năng lực tạo lập văn bản, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

    tranh cai de kiem tra ngu van co ngu lieu nhay cam so gd dt tp hcm len tieng

    Ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM. Ảnh: VietNamNet

    Theo ông Minh, công văn về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn chỉ rõ: "Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các để kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn".

    Như vậy, tinh thần của kiểm tra đánh giá theo năng lực (cụ thể ở đây là năng lực "đọc hiểu" và năng lực "viết") là không sử dụng lại văn bản đã dạy cho học sinh để ra để kiểm tra. Học sinh cần vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, đã rèn luyện để "đọc hiểu", "phân tích" một văn bản mới.

    Ông Minh cho rằng, các tranh luận về một vài đề kiểm tra Ngữ văn học kì 1 vừa qua chủ yếu liên quan đến việc lựa chọn ngữ liệu: Độ dài, ngắn; nội dung có phù hợp thời gian làm bài, có phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh hay không; nguồn trích dẫn có cụ thể, rõ ràng, đáng tin cậy hay không.

    Về vấn đề này, Sở GD- ĐT đã có tập huấn, tuy nhiên, trên hành trình đổi mới, một vài đơn vị còn lúng túng, chọn ngữ liệu chưa thật phù hợp. Sau kiểm tra học kỳ 1, Sở GD- ĐT tiếp tục tập huấn (vào 2 ngày 17 và 18/1) để thầy cô tổ trưởng chuyên môn các đơn vị tiếp tục trao đổi, thực hành ra đề kiểm tra nhằm đáp ứng các yêu cầu.

    Theo báo Thanh Niên, ngày 27/12, đề kiểm tra môn ngữ văn dành cho học sinh lớp 8 của Trường THCS Colette (quận 3, TP.HCM) thu hút sự quan tâm của phụ huynh, giáo viên. Đã có những ý kiến tranh luận về nội dung ngữ liệu sử dụng trong đề kiểm tra vì cho rằng có tính "bêu xấu" nghề giáo và không nên sử dụng.

    Cụ thể, đề Ngữ văn có đoạn như sau:

    tranh cai de kiem tra ngu van co ngu lieu nhay cam so gd dt tp hcm len tieng1
    Đề kiểm tra được cho là có ngữ liệu nhạy cảm ở TP.HCM. Ảnh: Thanh niên

    Phương Uyên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tranh-cai-de-kiem-tra-ngu-van-co-ngu-lieu-nhay-cam-so-gd-dt-tp-hcm-len-tieng-a606154.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan