+Aa-
    Zalo

    Vật chứng kết tội Hồ Duy Hải được mua ngoài chợ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo kết luận điều tra quy kết Hải dùng con dao Thái Lan dài 28cm, ngang 3cm có tại bưu điện Cầu Voi sát hại 2 nạn nhân. Nhưng kiểm tra hiện trường không có con dao đấy.

    (ĐSPL) - Bị án Hồ Duy Hải đã được lùi thời gian thi hành án tử hình đến ngày 4/1/2015. Tuy nhiên, vụ án này vẫn còn rất nhiều dấu hiệu vi phạm trong quá trình tố tụng nhưng các phiên xử đều đánh giá là không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến bản chất vụ án.

    Vật chứng kết tội Hồ Duy Hải được mua ngoài chợ?

    Bị án tử hình Hồ Duy Hải. (Ảnh: Infonet).

    Tại các bản án sơ, phúc thẩm, cáo trạng và kết luận điều tra quy kết Hải dùng con dao Thái Lan dài 28cm, ngang 3cm có tại bưu điện Cầu Voi sát hại 2 nạn nhân. Nhưng công tác khám nghiệm hiện trường dù đầy đủ thành phần, đông người chứng kiến lại xác nhận không hề có con dao nào.
    Hôm sau khi dọn dẹp hiện trường, nhóm dân phòng địa phương đã tìm thấy 1 con dao mới tại bưu điện. Con dao này chỉ được nhóm dân phòng nhìn thấy; cho rằng không liên quan đến vụ án nên họ đã đem đốt con dao cùng với những đồ vật khác tại hiện trường.

    Sau đó khá lâu cơ quan điều tra yêu cầu ông Nguyễn Văn Thu (hành nghề xe ôm, là tổ trưởng tổ dân phòng ấp 7, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa) ra chợ Thủ Thừa mua 1 con dao có đặc điểm giống với con dao mà ông và 1 số người đã đốt.

    Con dao này được ông Thu giao nộp cho điều tra viên công an tỉnh Long An và cơ quan này “mặc nhiên” xem đây là hung khí mà Hồ Duy Hải đã dùng để sát hại 2 nạn nhân.

    Một vật chứng quan trọng khác là cái thớt gỗ; cơ quan tố tụng cáo buộc Hải dùng đập đầu nạn nhân H. Khi khám nghiệm hiện trường công an ghi nhận, trên đầu nạn nhân có thớt gỗ nhưng không thu giữ do không có dấu vết liên quan đến vụ án.

    Thực tế trong vòng 3 tháng sau khi bị bắt (từ tháng 3 đến đầu tháng 6/2008) Hải không hề khai dùng thớt gỗ đánh vào đầu nạn nhân H; chỉ tới biên bản hỏi cung ngày 11/6/2008 Hải mới khai báo về hung khí là cái thớt gỗ.

    Ngày 24/6/2008, cơ quan điều tra yêu cầu chị Lê Thị Thu Hiếu (là bạn của 2 nạn nhân H và V, thường xuyên có mặt tại bưu điện Cầu Voi) đi mua một cái thớt về, rồi cho rằng Hải đã dùng một cái thớt như vậy để tấn công nạn nhân H, khi gây án.

    Chưa kể trong đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án liên quan đến Hồ Duy Hải, luật sư Trần Hồng Phong chỉ ra nhiều điểm mà cơ quan điều tra đã cố tính làm sai lệch hồ sơ vụ án.

    Cụ thể là điều tra viên có dấu hiệu sữa chữa, ghi thêm vào những tình tiết về BKS xe gắn máy cho rằng Hải đã đi đến bưu điện Cầu Voi trong đêm xảy ra án mạng. Hay như việc sữa chữa kích thước con dao Hải đã dùng để sát hại 2 nạn nhân từ lời khai của các nhân chứng, không có chữ ký xác nhận của người khai báo.

    Vật chứng kết tội Hồ Duy Hải được mua ngoài chợ?

    Dấu hiệu nghi vấn cạo sửa nội dung về kích thước con dao trên biên bản lời khai của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu. (Ảnh: Vietnamnet).

    Khi tìm hiểu sâu về vụ án, các luật sư có cùng nhận định, việc Hồ Duy Hải có bị oan hay không là chưa thể khẳng định. Nhưng với những dấu hiệu sai phạm trong quá trình điều tra, tố tụng, từ đó căn cứ cáo buộc Hồ Duy Hải phạm tội giết – cướp, để tuyên án loại Hải vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội thì chưa thực sự vững chắc, chưa đủ sức thuyết phục…

    Video liên quan:

    Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ Hồ Duy Hải có bị kết án oan

    Về vai trò của khâu thu thập chứng cứ trong định tội, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TpHCM) cho biết, cả khoa học pháp lý và thực tiễn, chứng cứ có vai trò quyết định trong việc xác định sự thật của vụ án, có hay không hành vi phạm tội.

    Điều 10 Bộ luật Hình sự quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
    Chia sẻ trên Infonet, vị luật sư này cho hay: "Nếu có việc mua chứng cứ ngoài chợ thì đó không có trong nghiệp vụ điều tra. Đây là cách làm đối phó hết sức cẩu thả và vô trách nhiệm. Cần phải có hình thức xử lý đối với những cán bộ liên quan đến việc “mua vật chứng” này. Thậm chí, nếu gây hậu quả nghiêm trọng, hành vi này có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự".


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vat-chung-ket-toi-ho-duy-hai-duoc-mua-ngoai-cho-a72932.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan