+Aa-
    Zalo

    Vì sao nên cất quần áo vào nhà trước khi trời tối?

    (ĐS&PL) - Nhiều người có thói quen phơi đồ đến lúc khô còn cất thời gian nào cũng được. Tuy nhiên, nếu để quần áo qua đêm người mặc rất dễ bị ảnh hưởng sức khỏe.

    Vì sao nên cất quần áo vào nhà trước khi trời tối

    vi sao nen cat quan ao vao nha truoc khi troi toi dspl2
    Không nên phơi quần áo đối diện cửa ra vào. Ảnh minh họa

    Nhiều người cho rằng quần áo cứ khô là được, cất lúc nào đâu quan trọng. Sau đây là những lý do bạn nên đưa quần áo vào nhà trước khi trời tốt.

    Quần áo dễ nhiễm khuẩn vì ban đêm ẩm ướt nhiều sương

    Ban ngày có ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và không khí vẫn rất khô, quần áo mới giặt không chỉ khô nhanh mà còn được khử trùng.

    Khi mặt trời lặn, nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng. Hơi nước trong không khí có thể làm quần áo bị ẩm ướt, lâu khô. Nếu vẫn phơi ngoài trời, quần áo của bạn sẽ là nơi thích hợp cho vi khuẩn phát triển, có mùi hôi.

    Nhất là vào mùa hè, sương nhiều, nhiệt độ cao, vi khuẩn sinh sôi nhanh, nếu trẻ mặc quần áo không khô thoáng, nhiều vi khuẩn thì làn da mỏng manh rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe

    Quần áo dễ dính trứng hoặc phân côn trùng 

    Nhiều loài côn trùng bay nhỏ sống về đêm. Nếu bạn treo quần áo ngoài ban công vào ban đêm thì rất dễ thu hút những con côn trùng này, dính phải trứng hoặc phân của chúng.

    Quần áo bị dính trứng côn trùng nếu không được khử trùng lại hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời thì sẽ khiến người mặc, nhất là trẻ em, dễ bị tổn thương da. Một số trẻ có thói quen cắn quần áo, ngoáy lỗ mũi và cắn ngón tay, dẫn đến mắc bệnh.

    Dị ứng da

    Ban đêm, nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao, quần áo phơi ngoài trời có thể bám bụi, khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ gây viêm da, dị ứng.

    Người hít phải những bào tử nấm mốc trên quần áo do thói quen phơi ngoài trời ban đêm cũng có thể xuất hiện triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Người có hệ thống miễn dịch kém hoặc có vết thương hở sẽ rất dễ bị hen suyễn, xoang, nổi mề đay...

    Đặc biệt, quần áo trẻ em là những thứ chúng ta càng không nên phơi qua đêm. Sức khỏe và hệ miễn dịch của bé sẽ bị ảnh hưởng nếu để bé mặc đồ phơi qua đêm.

    Làm giảm hệ miễn dịch của trẻ

    Làn da non nớt của trẻ rất nhạy cảm, sức đề kháng lại kém, nhưng môi trường sống xung quanh tồn tại rất nhiều loại nấm mốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cha mẹ vô tình để quên quần áo qua đêm, những loại nấm này sẽ bám vào quần áo, đến khi trẻ mặc vào sẽ có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm như xoang, viêm phế quản, suy hô hấp, dị ứng,…

    Trẻ hít phải nấm mốc gây ngứa, nhiễm trùng

    Nếu cha mẹ vẫn giữ thói quen phơi quần áo ban đêm trong thời gian dài, trẻ hít phải những bào tử nấm mốc có thể xuất hiện một trong hai triệu chứng:

    Nhiễm trùng: Thường gặp ở những bé hay ốm yếu, đặc biệt là những bé có vết thương hở. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra những biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng.

    Dị ứng: Trẻ con vốn đã rất khó nuôi, nếu mẹ phơi quần áo của bé vào ban đêm, nấm mốc có cơ hội xâm nhập, gây ra những phản ứng dị ứng như hen suyễn, xoang, nổi mề đay,…

    Vì vậy, nếu mẹ thấy trẻ đột nhiên khóc nhiều hơn so với thường ngày, kèm theo một số dấu hiệu như ho, mệt mỏi kéo dài, đau mắt, kích ứng da,… khoan hãy tìm đến bác sĩ, mà phải thay đổi một số thói quen trong cuộc sống. Nếu chẳng may mẹ quên không thu quần áo khi trời đêm thì hãy giặt ngay lại vào sáng hôm sau nhé.

    Lưu ý để phơi quần áo đúng cách

    vi sao nen cat quan ao vao nha truoc khi troi toi dspl1
    Không nên phơi quần áo qua đêm. Ảnh minh họa

    Nên phơi quần áo ở nơi rộng rãi, thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Không nên phơi đồ ở nơi thiếu nắng, độ ẩm cao, nhiều bụi bặm tránh làm bẩn ngược lại quần áo đã giặt sạch.

    Khi phơi, giữa các bộ đồ nên có khoảng cách để hơi nước bốc hơi tốt hơn, giúp đồ mau khô hơn.

    Không dùng các loại dây phơi bị gỉ sét để phơi quần áo tránh làm trang phục bị bẩn.

    Nhiều người có thói quen lộn trái quần áo khi phơi. Tuy nhiên, đây là việc không nên vì bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng sẽ bám dính vào mặt trong của quần áo, nơi tiếp xúc trực tiếp với làn da.

    Khi mang quần áo vào nhà, bạn nên giũ quần áo để bụi (nếu có) có thể bay ra ngoài.

    Để hạn chế màu sắc của quần áo không bị phai màu, khi phơi bạn nên phơi mặt trái quần áo ra ngoài.

    Khi phơi loại quần áo có chất liệu bằng len hoặc các sản phẩm có chất liệu tương tự, bạn nên phơi ngang trên dây phơi hoặc cạnh đáy của móc quần áo. Vì sợi len có đặc tính thấm hút cao, khi giặt chúng sẽ hút một lượng nước lớn nên rất nặng, nếu phơi theo kiểu thông thường sẽ kéo giãn sợi len, làm áo biến dạng.

    Đồ lót hoặc quần áo sơ sinh không nên phơi mặc trong ra ngoài, phơi riêng với những loại quần áo khác nhằm tránh vi khuẩn độc hại bám vào ảnh hưởng đến sức khỏe, dị ứng da.

    Tuyệt đối không nên phơi quần áo qua đêm nhằm tránh sương, mưa, gió gây mục, hư hỏng quần áo.

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-nen-cat-quan-ao-vao-nha-truoc-khi-troi-toi-a586718.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan