+Aa-
    Zalo

    Việt Nam có 2,5 triệu người khiếm thính

    (ĐS&PL) - Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam có 2,5 triệu người khiếm thính, chiếm gần 1/3 tỷ lệ người khuyết tật cả nước.

    Ngày 3/3, tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình chào mừng Ngày chăm sóc thính lực thế giới (3/3) với chủ đề “Lắng nghe thế giới - Chăm sóc thính".

    Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, toàn cầu có khoảng 466 triệu người (5% dân số) bị nghe kém, trong đó 34 triệu là trẻ em. Ước tính đến 2050 sẽ tăng gấp đôi tức là có khoảng 1 tỷ người, tức cứ 10 người thì 1 người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về giác đa số ở các nước thu nhập trung bình và kém. Chi phí tiêu tốn vào giải quyết mất thính lực khoảng 750 tỉ USD.

    toan cau 5 nguoi bi nghe kem nam 2050 dan so khiem thinh co the len 1 ti nguoi
    Việt Nam có 2,5 triệu người đang bị khiếm thính và giảm khả năng nghe, chiếm gần 1/3 tỷ lệ người khuyết tật cả nước

    Tại Việt Nam hiện có 2,5 triệu người đang bị khiếm thính và giảm khả năng nghe, chiếm gần 1/3 tỷ lệ người khuyết tật cả nước.

    Tiến sĩ Shelly Chadha, cán bộ kỹ thuật của WHO, nói rằng: "một khi đã mất thính giác thì nó sẽ không quay trở lại”. Mất thính giác không được điều trị có thể dẫn đến sự cô lập và có liên quan đến trầm cảm, lo lắng, lòng tự trọng thấp, mất trí nhớ, giảm khả năng vận động...

    Nguyên nhân gây ra nghe kém có thể do di truyền, biến chứng lúc sanh, các bệnh nhiễm trùng bất kỳ, viêm tai mạn tính, do sử dụng thuốc, tiếp xúc tiếng ồn, và do tuổi tác. 60% nghe kém lúc nhỏ do các nguyên nhân có thể phòng tránh được. 1,1 tỷ người trẻ 12-35 tuổi có nguy cơ nghe kém do tiếp xúc tiếng ồn từ các thiết bị tiêu khiển.

    Đối với trẻ em, nghe kém có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc học nói, tiếp đến ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ, khả năng học tập, cơ hội nghề nghiệp và tính nết của trẻ. Nghe tốt rất qua trọng trong việc học nói. Nghe tốt và nói tốt rất quan trọng trong giao tiếp. Giao tiếp tốt rất quan trọng đối với việc học ở nhà và ở trường. Học tốt giúp cho trẻ phát triển năng lực một cách toàn diện.

    z521263349236724410a8d90c0c5811863c441cdaba421
    Ngày chăm sóc thính lực, nhiều trẻ em khiếm thính được tự tin thể hiện bản thân

    XEM THÊM: Biến đổi bộ nhiễm sắc thể khiến người đàn ông mất đi cơ hội làm cha gần một thập kỷ

    Bà Chử Thị Thanh Hương, Chủ tịch Hội Cha Mẹ trẻ khiếm thính và người khiếm thính Việt Nam cho biết, ngày kỷ niệm không chỉ là dịp để cộng đồng người khiếm thính, cha mẹ trẻ khiếm thính cùng nhau giao lưu, chia sẻ cách đồng hành cùng con trong cuộc sống, mà còn là cơ hội để mỗi người chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ “đôi tai” của mình và có cách chăm sóc thính lực cho bản thân, gia đình và cộng đồng đúng cách.

    z5212633518285fb207a6838f9e81bb642e849630ad941
    Những bức tranh được vẽ từ chính tay các trẻ em khiếm thính 

    Qua đó, hiểu hơn về những khó khăn và sự nỗ lực của người khiếm thính trong cố gắng rút ngắn khoảng cách khác biệt, cùng nhau nâng cao cơ hội sống độc lập và hoà nhập cộng đồng cho người khiếm thính, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

    "Một cộng đồng mà tôi mong muốn phát triển để hỗ trợ người khiếm thính tốt hơn, lâu dài hơn, không chỉ là vài chiếc tai nghe…mà đó là hành trình, để các bạn được trang bị kiến thức để tự tin bước ra cuộc sống, có được việc làm. Để có được việc đó, cần sự chung tay của cộng đồng….bởi khi các bạn không có phương tiện giao tiếp thì là khó khăn trong mọi khía cạnh của cuộc sống", bà Hương nói.

    Mộc Trà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-co-25-trieu-nguoi-khiem-thinh-a612361.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan