+Aa-
    Zalo

    Ấn Độ: Trung Quốc phải chấp nhận luật toàn cầu về lãnh hải

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thủ tướng Ấn Độ nói muốn liên kết với thế giới, Trung Quốc phải chấp nhận luật lệ toàn cầu trong tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng.

    (ĐSPL) - Thủ tướng Ấn Độ nói muốn liên kết với thế giới, Trung Quốc phải chấp nhận luật lệ toàn cầu trong tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng.
    Thủ tướng Ấn Độ: TQ phải chấp nhận luật lệ toàn cầu

    Độ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi: Trung Quốc phải chấp nhận luật lệ toàn cầu trong tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng.

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn với CNN hôm 21/9 trước khi có chuyến đi tới Mỹ, khi được hỏi phản ứng về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông khiến một số chính phủ lo ngại, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định Ấn Độ không thể làm ngơ trước mọi vấn đề.
    Theo ông Modi, trong thời đại đối tác hiện nay, tất cả các bên đều phải tìm kiếm và mở rộng sự hỗ trợ lẫn nhau. Trung Quốc thừa hiểu họ phải chấp nhận luật chơi toàn cầu và phải đóng vai trò của họ trong việc hợp tác và tiến bộ nếu không muốn bị cô lập.
    Theo RFI, quyết định của Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, vừa được chính thức hóa vào tuần trước, được coi là một nước cờ dùng để cảnh cáo Trung Quốc.
    Thỏa thuận hợp tác dưới dạng một ý định thư giữa hai tập đoàn dầu khí nhà nước ONGC Videsh Limited (OVL) và PetroVietnam ký kết hôm 15/9 nhân chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Pranab Mukherjee đã chính thức hóa việc Ấn Độ mở rộng hoạt động thăm dò dầu và khí đốt ngoài khơi Việt Nam, cụ thể là tại Biển Đông.
    Điểm đáng chú ý là quyết định tăng cường hợp tác Ấn Độ-Việt Nam tại Biển Đông lần này đã được loan báo một cách công khai và rộng rãi.
    Theo giới quan sát, trái với chính quyền tiền nhiệm tại New Delhi, đương kim Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và chính phủ của ông có một quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc không để cho Bắc Kinh lấn lướt, mặc dù vẫn cần đến Trung Quốc về mặt kinh tế.
    Khi công khai hóa quyết định dấn thân sâu hơn vào Biển Đông, một khu vực mà Trung Quốc cho là vùng ảnh hưởng của họ, chính quyền Modi như muốn nhắn nhủ chế độ Bắc Kinh rằng tình hình đã thay đổi và Trung Quốc không thể tự tung tự tác như trước.
    Lời nhắn nhủ này lại càng rõ ràng và kiên quyết hơn nữa khi việc ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác dầu khí với Việt Nam tại vùng Biển Đông được thực hiện vài ngày trước chuyến công du Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
    Theo giới phân tích, việc New Delhi tiến sâu hơn vào Biển Đông nằm trong kế sách đối phó lại chiến lược vây hãm Ấn Độ mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh. Ngoài việc không ngần ngại củng cố sự hiện diện tại vùng biên giới đang tranh chấp với New Delhi, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã vung tiền chiêu dụ các quốc gia láng giềng của Ấn Độ như Pakistan (đối thủ trực tiếp của New Delhi) hoặc Nepal, Sri Lanka, Maldives (ba nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Ấn Độ).
    Việc dấn thân sâu hơn vào khu vực sát cạnh Trung Quốc như Biển Đông, cũng như việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam do đó mang ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, cho phép Ấn Độ hiện diện thường xuyên hơn và một cách chính đáng trong vùng.
    Bên cạnh đó, chính quyền Ấn Độ hiện nay cũng mở rộng tầm với của mình đến một nước láng giềng khác của Trung Quốc là Nhật Bản, với kết quả rõ nét nhất là mới đây, hai Thủ tướng Modi và Abe đã đồng ý nâng cao quan hệ quốc phòng và chiến lược.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-do-trung-quoc-phai-chap-nhan-luat-toan-cau-ve-lanh-hai-a51983.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan