+Aa-
Zalo

Ăn nhầm so biển, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

  • DSPL

(ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhầm so biển là sam biển, sau khi ăn song cả 5 người đều bị ngộ độc, 1 người tử vong còn 4 người được đưa đi cấp cứu kịp thời.

(ĐSPL) - Nhầm so biển là sam biển, sau khi ăn song cả 5 người đều bị ngộ độc, 1 người tử vong còn 4 người được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Con sam và con so biển. (Ảnh Tuổi trẻ).

Ngày 3/2, bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, Bệnh viện vừa tiếp nhận 4 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn so biển.

4 bệnh nhân gồm: Lâm Sươl (SN 1975), Lâm Ngọc Minh (SN 1968), Trần Phum Ma Ra (SN 1986) và Kim Kinh (SN 1978, cùng ngụ xã Vĩnh Thạnh B, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng buồn nôn, tê hàm, tê chân tay.

Được biết, trước đó, con rể ông Lâm Đực (51 tuổi) cùng ấp bắt được con so to, khi ông Lâm Sươl cùng Lâm Ngọc Minh, Trần Phum Ma Ra và Kim Kinh đến nhà ông Lâm Đực chơi. Tưởng là con sam biển nên cả 5 cùng ăn. Một lúc sau cả 5 bị tê hàm, tê chân tay, buồn nôn. Ông Lâm Đực tử vong tại nhà, 4 người khác được đưa cấp cứu kịp thời.

Theo nguồn tin từ Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế trên báo Tuổi trẻ, so biển có hình hài rất giống sam biển, nhưng kích thước nhỏ hơn sam biển và không đi theo thành từng cặp. Chiều dài thân của so biển thường khoảng 20 - 25 cm (không kể đuôi), toàn thân màu xanh nâu đậm, đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn. Trong so biển có độc tố tetrodotoxin.

Độc tố tetrodotoxins, là một độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh với liều độc rất thấp. Hiện nay chưa có thuốc giải độc.

- Triệu chứng khi bị ngộ độc so biển: Cảm giác tê môi, miệng, tay, chân và quanh vùng môi miệng; trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ; toàn thân biểu hiện mệt; khó thở, huyết áp hạ...

- Xử trí ngộ độc

+ Phát hiện có dấu hiệu sớm (còn tỉnh táo): Cần gây nôn chủ động; nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở có điều kiện về hồi sức cấp cứu (bệnh viện).

+ Chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và tiết niệu bằng dịch truyền, thuốc điều trị triệu chứng, thở ô xy, thở máy nếu suy hô hấp, máy tạo nhịp, lợi tiểu, lọc thận tùy theo biểu hiện của bệnh.

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-nham-so-bien-1-nguoi-tu-vong-4-nguoi-nhap-vien-a82361.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

(ĐSPL) - Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn và các chất độc hại. Dưới đây là một số cách giúp bạn xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm.