+Aa-
    Zalo

    Anh rể muốn tôi thế chỗ khi chị gái qua đời vì bệnh nặng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tôi nghĩ sớm muộn anh rể cũng phải tìm người thay thế người chị xấu số của tôi. Việc tôi lên ở cùng là không hay lắm, dễ phát sinh điều tiếng...

    Tôi nghĩ sớm muộn anh rể cũng phải tìm người thay thế người chị xấu số của tôi. Việc tôi lên ở cùng là không hay lắm, dễ phát sinh điều tiếng...

    Chị Thanh Tâm thân mến!

    Đầu năm ngoái, chị gái tôi bị bệnh nặng và tôi cùng mẹ lên Hà Nội giúp anh rể chăm chị. Vì chị phải nằm viện lâu, trong khi ở nhà còn mình bố tôi, ruộng vườn không có người chăm sóc nên mẹ về quê và chỉ còn tôi ở lại. Do bệnh quá nặng, chị tôi đã mất. Tôi về quê ăn Tết cùng bố mẹ thì trong dịp này, anh rể cùng các cháu cũng về quê, bày tỏ ý muốn đưa tôi lên ở cùng, giúp anh thay chị chăm sóc các cháu và nhà cửa một thời gian.

    Thật lòng tôi không muốn như thế. Tôi năm nay ngoài 40, không lấy chồng vì một số lý do riêng và muốn ở nhà để chăm sóc bố mẹ. Tôi nghĩ sớm muộn anh rể cũng phải tìm người thay thế người chị xấu số của tôi. Việc tôi lên ở cùng là không hay lắm, dễ phát sinh điều tiếng. Hơn nữa, tôi đang có nghề nghiệp ổn định ở quê. Dù chỉ là công nhân may nhưng tôi cũng đủ nuôi bản thân mình. Tuy nhiên, mẹ kiên quyết thuyết phục tôi. Tôi cố gặng hỏi, mẹ mới nói muốn tôi lên đó ở, rồi dần dần thế vào chỗ chị mình. Hơn nữa, anh rể là người có ý định đó trước.

    Khi biết được ý muốn sâu xa của mẹ, tôi nhất định không đồng ý. Tôi thấy việc làm đó không chấp nhận được. Tôi đang định nói cho anh rể suy nghĩ của mẹ để anh chủ động không nhờ tôi lên nữa để mẹ khỏi ép tôi. Theo chị, tôi có nên làm như thế không?

    Thùy Mai (Hà Nam)

    Anh rể muốn tôi thế chỗ khi chị gái qua đời vì bệnh nặng
    Biết được ý định sâu xa của bố mẹ và anh rể tôi kiên quyết phản đối (Ảnh minh họa).

    Chị Thùy Mai thân mến!

    Tôi ủng hộ suy nghĩ của chị. Tuy nhiên, chị cũng hiểu và thông cảm cho suy nghĩ của mẹ. Có lẽ cũng xuất phát từ tình thương con cháu mà thôi. Đó cũng là lẽ thường tình mà chị. Nhất là khi anh rể của chị thực lòng mong muốn chị sẽ trở thành người mẹ thứ hai của các cháu. Phần còn lại thì chờ vào duyên số và tình cảm thực sự của chị. Chị đừng nghĩ rằng việc gá nghĩa đá vàng thay chị gái là việc làm trái luân thường đạo lý. Đó cũng không phải là việc làm trái pháp luật. Chỉ cần duy nhất một điều, mọi người trong cuộc đều thấy hạnh phúc và mãn nguyện.

    Về việc có nhận lời lên ở chăm sóc các cháu hay không là do chị tự quyết định. Nhưng theo tôi, nếu anh rể đã có lời, chị cũng có thể thu xếp lên trong khoảng thời gian cho phép. Chị nên thẳng thắn đề nghị anh rể tìm người giúp việc và việc chị lên cũng chỉ là lấp khoảng trống khi chưa tìm được ai. Như thế, thuận cả tình anh em, mà mẹ cũng không thể trách chị được.

    Còn về việc điều tiếng thì chị đừng quá lo lắng. Cơ bản là những người trong cuộc có những suy nghĩ nghiêm túc là được. Anh chị em giúp nhau được lúc khó khăn là quý. Cố gắng một chút chị nhé.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/anh-re-muon-toi-the-cho-khi-chi-gai-qua-doi-vi-benh-nang-a45475.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nam giới có “mãn kinh” như phụ nữ không?

    Nam giới có “mãn kinh” như phụ nữ không?

    Chẳng riêng gì phụ nữ, đàn ông cũng có không ít chuyện thầm kín liên quan đến cuộc sống tình dục, trong đó có hiện tượng mãn dục hay còn gọi là hội chứng “mãn kinh” ở nam