+Aa-
    Zalo

    Bạn đã biết tại sao mùa hè ngày dài hơn mùa đông?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) phần Trái Đất không hướng về Mặt trời sẽ là ban đêm. Nhiều người thắc mắc rằng nếu như vậy thì thời gian ngày đêm phải như nhau, tại sao vẫn khác biệt

    (ĐSPL) - “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối”, câu tục ngữ này từ xưa đã được ông cha ta đúc kết để mô tả một hiện tượng tự nhiên: ngày mùa hè dài hơn mùa đông. Cùng với câu hỏi tại sao mùa đông ngày ngắn đêm dài thì câu hỏi tại sao ngày mùa hè dài hơn mùa đông sẽ khiến các bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân.

    Như chúng ta đã biết, 1 ngày có 24 giờ và trong 24 giờ đó Trái Đất tự quay quanh nó đúng 1 vòng và phần Trái Đất hướng về phía Mặt trời sẽ là ban ngày, phần Trái Đất không hướng về Mặt trời sẽ là ban đêm. Nhiều người thắc mắc rằng nếu như vậy thì thời gian ngày đêm phải như nhau, tại sao vẫn có sự khác biệt?

    Tại sao mùa hè ngày dài hơn mùa đông?

    Trục Trái Đất nếu vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của nó thì Mặt trời sẽ chiếu thẳng vào Trái Đất, khi đó thời gian ngày và đêm luôn luôn bằng nhau. Tuy nhiên trên thực tế, trục Trái Đất lại không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của nó mà lệch góc 66o33’ do vậy vị trí giữa Trái Đất và Mặt trời luôn thay đổi nên điểm chiếu thẳng của ánh sáng Mặt trời chiếu vào Trái Đất cũng khác nhau.

    Khi mùa hè tới, ánh nắng Mặt trời chiếu vào khu vực vĩ tuyến Bắc 23027’ nên vùng bán cầu Bắc nhận được ánh sáng Mặt trời trong thời gian dài hơn, do đó ngày mùa hè dài còn đêm thì ngắn.

    Ngày mùa hè dài, đêm ngắn

    Thời điểm mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày đêm dài gần như nhau

    Chúng ta đều thấy mùa hè có ngày dài đêm ngắn, mùa đông thì ngày ngắn đêm dài nhưng cũng có thời điểm mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày đêm dài ngắn gần như nhau. Vào ngày 20-21/6 thời gian ban ngày dài nhất và ban đêm ngắn nhất trong năm. Sau ngày này thì ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng dịch từ 23o27’ xuống dần phía Nam, do đó ban ngày sẽ ngắn dần lại.

    Sự tạo thành các mùa trong năm

    Còn vào ngày 20-21/12, tức ngày Đông chí thì bạn sẽ thấy ban đêm dài và ban ngày ngắn nhất trong năm. Sau Đông chí, ánh sáng Mặt trời sẽ di chuyển lên phía Bắc và thời gian ban ngày sẽ dài hơn.

    Trong một năm sẽ có hai lần Mặt trời chiếu thẳng vào đường Xích đạo, khi đó thời gian ngày và đêm sẽ gần như bằng nhau. Hai dịp này rơi vào tiết xuân phân (21-22/3) và tiết thu phân (23-24/9) vào mùa thu.

    Như vậy, thông qua những lí giải trên, chúng ta đã biết tại sao mùa hè ngày dài hơn mùa đông. Hiện tượng thiên nhiên rất lí thú và có nhiều điều chúng ta cần khám phá. Nếu bạn muốn tìm ra lí do tại sao... thì các bạn hãy cùng tìm hiểu trong các bài viết cùng chuyên mục sắp tới.

    Anh Tú (tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-da-biet-tai-sao-mua-he-ngay-dai-hon-mua-dong-a176882.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan