+Aa-
    Zalo

    Bầu Hiển vì sao thôi nhiệm Chủ tịch HĐQT Thủy sản Bình An?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bầu Hiển sau hơn 2 năm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) và dù chưa hết nhiệm kỳ ông đã rời khỏi HĐQT của Bianfishco.

    (ĐSPL) - Bầu Hiển sau hơn 2 năm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) và dù chưa hết nhiệm kỳ ông đã rời khỏi HĐQT của Bianfishco. Nguyên nhân sự "ra đi" của bầu Hiển là gì?

    Mới đây, HĐQT Công ty CP thủy sản Bình An – doanh nghiệp gặp sóng gió một thời với vụ vỡ nợ của đại gia Diệu Hiền đã có quyết định thôi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Đỗ Quang hiển dù chưa hết nhiệm kỳ, người thay thế là ông Mai Xuân Sơn.

    Cụ thể, theo nghị quyết số 02/2015/NQ-HĐQT của Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT Công ty, Chủ tịch HĐQT Công ty đối với ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) và chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Văn Lê từ ngày 06/05/2015.

    Bên cạnh đó, Bianfishco cũng bầu bổ sung các thành viên HĐQT là bà Hoàng Thị Mai và ông Mai Xuân Sơn – Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty. Ông Sơn cũng là người đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT thay cho ông Hiển đến hết nhiệm kỳ 2012-2017.

    Sau 2 năm rưỡi tham gia Hội đồng quản trị Thủy sản Bình An, ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) đã rút khỏi đơn vị này.

    Ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB và ông Nguyễn Văn Lê – Tổng giám đốc Ngân hàng SHB được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị của Bianfishco nhiệm kỳ 2012 – 2017 từ tháng 10/2012 – 2 tháng sau khi ngân hàng này trở thành cổ đông lớn. Như vậy, sau gần 3 năm giữ vị trí này và chưa hết nhiệm kỳ, 2 ông đã rời khỏi HĐQT của Bianfishco.

    Sắp tới, Công ty CP Thủy sản Bình An cũng sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015 vào ngày 30/05 sau khi chốt danh sách cổ đông vào ngày 27/04/2015 vừa qua.

    Theo báo cáo kiểm toán năm 2014 của Bianfishco, tính đến hết 31/12/2014, công ty có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chiếm tới 50\% tỷ lệ sở hữu.

    Vào năm 2012, khi doanh nghiệp vướng phải hàng loạt những vụ kiện tụng từ phía nông dân, các đối tác làm ăn đến đòi nợ,… Ngân hàng SHB do ông Đỗ Quang Hiển làm chủ tịch HĐQT đã ra tay tái cấu trúc toàn diện bằng việc mua lại 50\% cổ phần của nguyên Chủ tịch HĐQT Phạm Thị Diệu Hiền.

    Tham vọng tái cấu trúc bầu Hiển giờ ra sao?

    Khi Bianfishco vỡ nợ hơn 1.000 tỉ đồng, mất khả năng thanh toán, thì ngân hàng SHB của bầu Hiển đã xuất hiện đúng lúc, trở thành "cứu tinh" khi ông bầu này quyết dùng tiền bạc của mình với quyết tâm tái cấu trúc toàn diện bằng việc mua lại 50\% cổ phần của bà Hiền. Cùng thời gian này, Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) và một số lãnh đạo khác của Ngân hàng SHB đã tham gia HĐQT của Bianfishco.

    Khi đó, tài sản của Bianfishco giảm từ 1.800 tỷ đồng trong năm 2011 xuống còn hơn 1.000 tỷ đồng vào thời điểm chuyển giao chủ sở hữu. Năm 2011, Bianfishco lỗ 16 tỷ đồng, đến ngày 31/8/2012 tiếp tục lỗ thêm khoảng 850 tỷ đồng. Tổng nợ của công ty lên đến 1.800 tỷ đồng.

    Tại đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào 17/10/2012, ông Đỗ Quang Hiển hứa trước cổ đông sẽ đưa Bianfishco thoát cảnh nợ nần, kinh doanh hiệu quả, sớm có lãi và 3-5 năm sau sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

    Cho đến thời điểm hiện tại, lời hứa của bầu Hiển dường như chỉ là “gió thoảng mây trôi” khi tình hình kinh doanh của Bình An ngày càng bết bát.

    Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, lời hứa của bầu Hiển dường như chỉ là “gió thoảng mây trôi” khi tình hình kinh doanh của Bình An ngày càng bết bát.

    Sau khi “quân” của bầu Hiển vào tiếp quản Bình An, doanh nghiệp này tiếp tục báo lỗ hàng trăm tỷ mỗi năm. Năm 2013 lỗ 199,5 tỷ; Riêng trong năm 2014, Bianfishco báo lỗ tới hơn 426 tỷ đồng, qua đó, tiếp tục tăng khoản lỗ lũy kế của công ty này lên 2.543 tỷ đồng.

    Như vậy, hai năm rưỡi sau ngày SHB bước chân vào Bianfishco, tình hình của công ty vẫn chưa sáng sủa. Kiểm toán viên cho rằng "tồn tại sự không chắc chắn một cách trọng yếu về khả năng công ty sẽ tiếp tục hoạt động trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục".

    Một số tài sản của Bianfishco không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để xác định được hợp lý về giá trị và quyền sở hữu như khoản đầu tư vào công ty con thông qua việc góp vốn bằng tài sản, tài sản cố định phát sinh từ các năm trước chưa có đủ chứng từ liên quan. Năm 2014, công ty có tiến hành kiểm kê tài sản và kết quả đã có nhiều tài sản bị mất với giá trị còn lại khoảng gần 27 tỷ đồng.

    Bên cạnh đó, hàng loạt những khó khăn mà Công ty thủy sản này đang phải đối mặt như các khoản nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn lên đến 2.178 tỷ đồng, tổng nợ phải trả vượt tổng tài sản 1.996 tỷ đồng. Hơn nữa, phần lớn các khoản vay đã quá hạn thanh toán tại ngày 31/12/2014.

    Những khoản nợ từ bà chủ cũ vẫn là những gánh nặng cho bước phát triển của Bình An, kho hàng trăm tỷ đồng vẫn chưa thể đối chiếu xác nhận với các bên. Điển hình như khoản phải trả người bán 20 tỷ đồng, phải trả khác 195 tỷ đồng…

    Trước tình hình đó, đơn vị kiểm toán đã đặc biệt nhấn mạnh về khả năng tiếp tục hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên, Ban Tổng Giám đốc Bianfishco tin chắc rằng với sự tiếp tục cố gắng hợp tác và thương lượng của các bên cho vay và các cổ đông trong quá trình tái cấu trúc hoạt động của Công ty.

    Mới đây, ngay trước thềm đại hội cổ đông Bianfishco dự kiến sẽ tổ chức vào 30/05/2015 tới đây, HĐQT Công ty bất ngờ công bố quyết định thôi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Đỗ Quang Hiển, người kế nhiệm là Phó Tổng giám đốc thường trực Mai Văn Sơn.

    Liệu rằng với khoản lỗ lũy kế 2.544 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu bị âm lên đến 1.996 tỷ đồng và sự ra đi của Chủ tịch HĐQT khi chưa hết nhiệm kỳ, thì tương lai của doanh nghiệp mà nữ đại gia thủy sản Diệu Hiền đã dành trọn tâm huyết gây dựng trước đây rồi sẽ ra sao?

    Bianfishco thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, do bà Nguyễn Thị Diệu Hiền sáng lập. Khi công ty gặp biến cố, bà Diệu Hiền bị bệnh phải ra nước ngoài chữa trị đã ủy quyền cho chồng là ông Trần Văn Trí lèo lái công ty và làm việc với các chủ nợ. Sau khi tái cấu trúc, SHB trở thành cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 50\%, ông Trần Văn Trí chỉ còn nắm 2\%, ngoài ra là các cổ đông khác.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    Video: Tác hại không ngờ khi sử dụng điều hòa sai cách[mecloud]SRjIR6KjoV[/mecloud]


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-hien-vi-sao-thoi-nhiem-chu-tich-hdqt-thuy-san-binh-an-a93964.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bầu Hiển muốn thâu tóm Cảng Quảng Ninh

    Bầu Hiển muốn thâu tóm Cảng Quảng Ninh

    (ĐSPL) - Công ty cổ phần Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển là cái tên đầu tiên bày tỏ tham vọng mong muốn nắm giữ toàn bộ cổ phần tại cảng lớn thứ hai miền Bắc.