+Aa-
    Zalo

    Bê bối Tân Hiệp Phát: Các đại gia nước ngoài "xử lý" thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – McDonald’s, KFC, Pepsi là những doanh nghiệp lớn từng không ít lần vướng vào những bê bối thực phẩm

    (ĐSPL) – McDonald’s, KFC, Pepsi là những doanh nghiệp lớn từng không ít lần vướng vào những bê bối thực phẩm. Trong những lần như vậy, họ xử lý như thế nào để có thể vẫn đứng vững trên thị trường?

    1. KFC

    Gà rán có dòi, có bộ óc trong miếng thịt gà, gây liệt tứ chi cho thực khách... được cho là những vụ bê bối thực phẩm "kinh hoàng" nhất của KFC.

    Khách hàng liệt tứ chi sau khi ăn KFC

    Năm 2005, cô bé Monika Samaan, khi đó được 7 tuổi, đã bị ngộ độc do khuẩn khuẩn salmonella sau khi ăn gà rán ở cửa hàng KFC Villawood.

    Cô bé Monika Samaan bị di chứng nặng nề sau khi ăn gà KFC. 

    Ngay lập tức, gia đình đã đưa bé vào cấp cứu tại Bệnh viện Westmead và Fairfield. Tuy nhiên, Monika Samaan vẫn rơi vào hôn mê suốt 6 tháng và khi tỉnh dậy thì bị liệt tứ chi và tổn thương não nghiêm trọng. Trong khi đó, bố mẹ và anh trai của bé cũng được chẩn đoán nhiễm khuẩn salmonella nhưng nhẹ hơn.

    Gà rán lúc nhúc dòi

    Vụ bê bối mới nhất của KFC là một khách hàng mua gà rán KFC tại một cửa hàng tại Hải Châu (Trung Quốc) đã phát hiện trong miếng thịt gà lúc nhúc dòi.

    Khách hàng này cho biết, trưa ngày 28/9 cô đã mua một suất gà tại cửa hàng KFC mang về. Một vài giờ sau, cô phát hiện trên miếng cánh gà có rất nhiều những chấm nho nhỏ, màu trắng. Cô đã dùng dao thái phần thịt ra thì phát hiện bên trong có nhiều những con dòi đang ngọ nguậy.

    Rùng rợn bộ óc trong gà rán KFC

    Đầu năm 2013, một sinh viên tại Anh khi đến ăn trưa cùng bạn bè đã "tá hỏa" khi phát hiện trong miếng gà rán mua tại KFC có nguyên một bộ óc gà.

    “Tôi có thói quen dùng tay xé thịt gà khỏi xương và khi xé đến miếng thứ hai, tôi nhìn thấy một thứ gì đó nhăn nheo, đáng sợ. Ngay lập tức tôi ném nó trở lại khay. Trong nó như một bộ óc", chàng sinh viên này nói.

    Cách xử lý của KFC

    Trong vụ cô bé Monika Samaan, Tóa án New South Wales (Australia) đã đưa ra phán quyết yêu cầu chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tại đất nước này phải bồi thường 8 triệu đô la Australia, kèm thêm phải trả các khoản phí pháp lý.

    Lãnh đạo của KFC đã trực tiếp xin lỗi người tiêu dùng và lãnh đạo của Yum Brands - công ty mẹ của KFC cũng đưa ra lời hứa hẹn sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để đảm bảo những sự cố như thế này không xảy ra thêm trong tương lai.

    2. Mc Donald’s

    Tương tự KFC, "ông lớn" Mc Donald’s cũng liên tiếp dính bê bối thực phẩm.

    Thịt gà quá hạn 7 tháng

    Hồi giữa tháng 7/2014, Đài phát thanh truyền hình Thượng Hải (Trung Quốc) đã cho phát một phóng sự cho thấy công ty TNHH Phúc Hỷ (Shanghai Husi Food Co.) đã cung cấp cho các cửa hàng ăn nhanh như KFC, Mc Donald’s, Pizza Hut các loại thịt quá hạn được làm mới.

    Dây chuyền "tái chế" thịt quá hạn của công ty Phúc Hỷ.

    Theo điều tra của phóng viên phát hiện, ngày 18/6/2014, 18 tấn thịt gà nguyên da và thịt ức gà quá hạn nửa tháng đã được đưa vào sản xuất, trở thành sản phẩm gà McNuggets.

    Ngoài ra, sản phẩm thịt hun khói của Kentucky cũng được sản xuất từ chính nguồn nguyên liệu quá hạn này. Thậm chí, nguyên liệu dùng làm bít tết còn quá hạn tới 7 tháng, các miếng thịt đã lên nấm mốc.

    “Dòi” trong miếng bánh Mc Donald’s

    Gần đây nhất, một người phụ nữ tên là Nikki Sanders, sống tại thị trấn Atherstone, Anh đã vô cùng kinh hãi khi phát hiện trong miếng bánh McDonald's của mình có một sinh vật lạ loe ngoe, giống như một con dòi. Gia đình của cô hết sức phẫn nộ và yêu cầu phía doanh nghiệp có một lời giải thích xác đáng.

    Đồ ăn McDonald's chứa... găng tay nhựa

    Hôm 6/6/2013, người phụ nữ tên Song đã vô tình nhai phải một mảnh găng tay nhựa trong khẩu phần ăn chay tại một quán của McDonald's ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

    Bánh McDonald's ở Chile có kẹp đuôi chuột

    Hồi tháng 7/2012, một thực khách ở Chile đã đâm đơn kiện một cửa hàng McDonald's sau khi ông này phát hiện ra một cái đuôi chuột trong chiếc bánh hamburger mà mình đang thưởng thức.

    Người khách hàng không may này đã mua chiếc bánh ở một nhà hàng McDonald's nằm ở thị trấn phía Nam Temuco, Chile. Sau khi cắn miếng bánh, nhận thấy một điều gì đó bất thường, ông liền tìm đến cơ quan y tế để trình báo.

    Đến ngày 17/7/2012, nhà chức trách y tế thị trấn Temuco xác nhận “thành phần” lạ đó hóa ra lại là một cái đuôi chuột.

    Cách xử lý của Mc Donald’s

    Trong vụ của Nikki Sanders, hãng đồ ăn nhanh này buộc phải lên tiếng: "Chúng tôi thành thực xin lỗi gia đình bà Nikki Sanders về những sơ suất trong quá trình chế biến thức ăn. Mẫu vật thể lạ được tìm thấy trong chiếc bánh đã được đưa tới các phòng nghiên cứu để điều tra. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với gia đình sau khi có kết quả". 

    Trong “sự cố” thịt gà quá hạn 7 tháng, McDonald cho biết, họ đã thông báo cho tất cả các nhà hàng trên toàn thế giới ngay lập tức ngừng sử dụng nguyên liệu được cung cấp bởi Husi, đồng thời thành lập một nhóm điều tra và sẽ nhanh chóng công bố kết quả.

    Khi được thông báo về vụ việc đồ ăn McDonald's chứa găng tay nhựa, một trong những người quản lý cửa hàng đã gọi một nhân viên tới thu dọn phần thức ăn còn lại và mang chúng đi. Sau đó, người quản lý đưa cho Song 3 phiếu giảm giá của cửa hàng và đề nghị cô xóa các hình ảnh cô đã chụp. Người quản lý cũng gửi một lời xin lỗi qua email tới Song vào ngày hôm sau.

    Về vụ bánh McDonald's ở Chile có kẹp đuôi chuột, nhà hàng này đã bị đóng cửa ngay lập tức và không được phép kinh doanh cho đến khi các quan chức Temuco đưa ra quyết định phạt tiền là bao nhiêu.

    3. Pepsi

    Giữa tháng 8/2009, Fred DeNegri ở thành phố Ormond Beach, bang Florida (Mỹ), mở lon Diet Pepsi, uống một ngụm lớn và đột nhiên nôn ọe ầm ĩ. Vợ ông cho biết, lúc đó họ đang có một bữa tiệc thịt nướng sau sân nhà.

    Để kiểm tra, DeNegri trút lon Pepsi ra đĩa lớn nhưng có thứ gì đó mắc lại bên trong không ra được. Anh bèn lắc thật mạnh cho đến lúc "thứ gì đó" mủn dần. "Đổ ra đĩa, những mảnh vụn màu hồng, xen lẫn với một cục nhỏ màu sẫm xuất hiện. Tuy nhiên, riêng thứ gì đó khá lớn ở bên trong thì vẫn còn kẹt lại", bà vợ Amy DeNegris miêu tả.

    Nhà DeNegri ngay lập tức chụp ảnh, gọi điện cho trung tâm chống độc và cơ quan FDA.

    Cách xử lý:

    Ngay ngày hôm sau, FDA mang lon Pepsi đi xét nghiệm. Đến cuối tuần trước, kết quả gửi cho vợ chồng DeNegri khiến họ không khỏi cảm thấy sốc, khi kết luận rằng những thứ trong lon Pepsi là một con ếch hoặc cóc.

    Theo người phát ngôn của FDA, cơ quan này cũng lấy một số mẫu chưa mở từ nơi đã bán lon Pepsi trên nhưng không phát hiện thêm con ếch nào. Trước đó, FDA kiểm tra dây chuyền đóng chai tại nhà máy Pepsi ở Orlando từ ngày 4 đến 11/8, tuy nhiên không thấy bất cứ điều gì liên quan đến sự cố trên.

    Phía Pepsi khẳng định, kết luận của FDA càng khiến họ tự tin hơn về chất lượng sản phẩm và tình trạng của dây chuyền sản xuất, người phát ngôn của Pepsi, Jeff Dahncke nói.

    "Tốc độ dây chuyền sản xuất và hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của chúng tôi giúp đảm bảo rằng sẽ không bao giờ có chuyện như thế này xảy ra. Thực tế chúng tôi cũng chưa bao giờ thấy vụ việc nào như vậy", Dahncke tuyên bố.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-boi-tan-hiep-phat-cac-dai-gia-nuoc-ngoai-xu-ly-the-nao-a83046.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan