+Aa-
    Zalo

    Bệnh Zona thần kinh nguy hiểm thế nào đối với phụ nữ mang thai?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Zona thần kinh do virus thuộc họ Herpes simplex gây nên, bởi vậy nếu mắc bệnh trong thời gian mang thai sẽ khiến mẹ bầu rất lo lắng. Vậy bệnh Zona thần kinh

    (ĐS&PL) Zona thần kinh do virus thuộc họ Herpes simplex gây nên, bởi vậy nếu mắc bệnh trong thời gian mang thai sẽ khiến mẹ bầu rất lo lắng. Vậy bệnh Zona thần kinh nguy hiểm thế nào với phụ nữ mang thai?

    Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh ở PNMT

    Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, Zona thần kinh do virus thuộc họ Herpes simplex gây nên. Loại virus này gây bệnh thủy đậu và bị các bạch cầu kiềm chế nên sau khi bị thủy đậu chúng nằm không hoạt động trong mô thần kinh gần tủy sống và não đợi cơ hội thuận lợi sẽ kích hoạt gây bệnh zona thần kinh.

    Do đó, nếu bà bầu trước đây từng bị bệnh thủy đậu thì nguy cơ bị zona thần kinh khi mang thai khá cao bởi lúc này lượng hocmon trong cơ thể bị rối loạn, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, sức khỏe yếu hơn nên dễ dàng bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài và bên trong.

    Triệu chứng khi mắc bệnh zona thần kinh ở PNMT

    Những triệu chứng zona thần kinh ở bà bầu giai đoạn đầu thường là đau rát và ngứa da giống như bị kim châm. Tiếp theo đó, mẹ bầu sẽ thấy tăng cảm giác rát da, ngứa, căng, bỏng hoặc cảm giác đau nhức ở một phía của cơ thể. Sau khi cơn đau xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày các dải bạn sẽ nổi lên, tấy đỏ. Vài ngày sau có thể gây sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiểu khó, tiêu chảy. Các dải ban sẽ nhanh chóng tụ mủ và đóng vảy trong 10 – 12 ngày và sau khoảng 2 – 3 tuần, bạn sẽ biến mất, bong vảy và có thể để lại sẹo.

    Bệnh zona thần kinh khi mang thai do virus thương tổn dọc theo đường truyền thần kinh nên thường chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể tại ngực, lưng, gáy, mặt, mông, chân, tay…

    Hiện nay rất nhiều người do không rõ các triệu chứng zona thần kinh ở phụ nữ mang thai nên nhầm tưởng bệnh viêm da do tiếp xúc côn trùng là bệnh zona. Bản thân viêm da do tiếp xúc côn trùng cũng có các vết đỏ và nốt phỏng nước trên da như zona nên càng dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên ở bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng thì tổn thương xuất hiện tại bất kỳ vùng da nào của cơ thể, nhất là những vùng da hở; ngược lại, zona chỉ xuất hiện thương tổn trên một nửa phần cơ thể, chạy dọc theo các dây thần kinh.

    PNMT bị bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?

    Ngay khi bệnh lí này xuất hiện phần đông mẹ bầu sẽ có tâm lí lo lắng bà bầu bị zona thần kinh có sao không. Theo bác sĩ bệnh chuyên khoa da liễu, bản chất bệnh lí này tương đối lành tính nhưng nếu không được chăm sóc da và điều trị đúng cách thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:

    Da bị bội nhiễm mụn mủ loét sâu, đau nhức và để lại sẹo xấu. Tăng nguy cơ viêm màng não, viêm tụy cắt ngang và xuất huyết giảm tiểu cầu.

    Gây những bệnh lý ở mắt như: viêm mắt, sưng phồng mí mắt, đau mắt đỏ nếu bị zona thần kinh ở mắt khi mang thai. Nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tăng áp và có thể dẫn tới mất thị lực về sau.

    Đau dây thần kinh Herpes: 1/5 số bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh có biến chứng này và là mức độ nguy hiểm nhất do có bầu bị zona thần kinh gây ra. Ngay cả khi tình trạng phát ban đã biến mất thì đau dây thần kinh sau khi khỏi zona vẫn có thể tồn tại, thậm chí còn kéo dài vài năm.

    Xét đến khía cạnh zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không thì về cơ bản không đáng lo ngại như bệnh thủy đậu. Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi về quá trình hoàn thiện nếu mẹ bầu mắc zona trong khoảng 3 tháng đầu nhưng từ tháng thứ 4 trở đi, khi thai nhi đã dần hoàn thiện thì mức độ ảnh hưởng, khả năng bị dị tật ở bào thai sẽ hiếm xảy ra. Để yên tâm hơn về bà bầu bị zona thần kinh có sao ko tốt nhất mẹ bầu nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để kiểm tra sớm, có kết luận chính xác.

    Phương pháp điều trị bệnh zona thần kinh ở PNMT

    Từ những tác động của zona như trên, bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo mẹ bầu thay vì áp lực lo lắng bà bầu bị zona thần kinh có sao không hãy chủ động bảo vệ cả mẹ và bé bằng cách đi khám ngay khi có các triệu chứng đầu tiên để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh nhầm lẫn với các bệnh lí về da khác.

    Để điều trị zona thần kinh cho bà bầu hiện nay chủ yếu sử dụng thuốc chữa zona thần kinh bôi ngoài da acyclovir nhằm chống viêm và ngăn ngừa bội nhiễm, viêm nhiễm. Việc dùng thuốc bôi ngoài da sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi, không nên dùng thuốc uống đối với mẹ bầu bị zona thần kinh. Chữa zona thần kinh cho bà bầu như thế nào cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa sau khi đã có thăm khám và kết luận về bệnh, tránh tùy tiện tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi.

    Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cầu chú ý dùng nước ấm, sạch tắm rửa hàng ngày để tránh bội nhiễm thương tổn. Khi mụn nước chưa vỡ mẹ bầu có thể bôi các thuốc làm dịu da, nếu mụn vỡ thì rửa bằng nước muối sinh lý 9‰, chấm khô và bôi xanh methylen để sát khuẩn nhưng hãy tránh không để dịch từ mụn nước lây sang vùng da lành.

    T. Tâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-zona-than-kinh-nguy-hiem-the-nao-doi-voi-phu-nu-mang-thai-a332467.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.