+Aa-
    Zalo

    Bí kíp giúp xe ô tô "sống sót" an toàn khi đi qua đường ngập nước

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vào những ngày mưa bão, vô tình chiếc xe ô tô của bạn đi qua vùng đường ngập nước. Để tránh những hỏng hóc và nguy hiểm không đáng có, hãy trang bị ngay những kĩ năng sau

    (ĐSPL) - Vào những ngày mưa bão, vô tình chiếc xe ô tô của bạn đi qua vùng đường ngập nước. Để tránh những hỏng hóc và nguy hiểm không đáng có, hãy trang bị ngay những kĩ năng sau.

    Lựa chọn cho xe chạy giữa làn đường tránh dược những chỗ nước ngập sâ​u

    Tránh để xe đi vào các đoạn đường ngập quá sâu.

    Trong tất cả các thiết kế mặt đường thì ở giữa sẽ cao nhất và giảm dần khi ra phía  ngoài, do đó khi xe đi càng gần giữa đường thì sẽ hạn chế xe bị  ngập sâu, ngoài ra thì càng ở gần phía ngoài nguy cơ đi vào ổ gà, ổ voi hay hố ga sẽ cao và có thể bất ngờ làm xe ngập sâu có thể gây chết máy.

    Đi số thấp, tốc độ vòng tua cao

    Khi lái xe đi qua khu vực ngập, các lái xe nên để chuyển sang chế độ số M hoặc số bán tự động để có thể cài số 1 (vì nếu để ở số D tự động thì khi xe đủ vòng tua sẽ sang số làm giảm ga dẫn đến việc nước xộc vào ống xả), tiến xe từ từ, đều chân ga, tiếng máy tròn để nước không bị xộc vào ống xả do yếu ga.

    Nên tắt điều hòa và phụ tải không cần thiết

    Khi lái xe vượt qua vùng ngập nước, bạn nên tắt toàn bộ các thiết bị phụ tải không cần thiết như: hệ thống điều hòa, âm thanh… để giảm tải cho động cơ tránh trường hợp có thể chết máy đột ngột. Bên cạnh đó quạt gió của giàn nóng bị ngập nước ngập mà cố gắng làm việc có thể bị cong và va đập vào dàn nóng. 

    Không nên đi qua khi mức nước lên quá nửa lốp xe

    Quan sát các xe đi trước, nếu mực nước không quá nửa lốp xe thì mới tiến hành đi qua. Bởi nếu mực nước dâng lên quá nửa lốp xe thì lúc này khả năng nước tràn vào khoang lái và tràn qua hệ thống điện dưới gầm xe là rất cao. Khi mặt sàn của xe bị ngập nước, xe có nguy cơ bị chập điện dẫn đến hư hại hệ thống điện bên trong ảnh hưởng đến các trang thiết bị trên xe.

    Không cố gắng đi qua khi có xe đi ngược chiều

    Khi đi qua khu vực nước  ngập sâu phải quan sát kỹ và cố gắng tránh thời điểm có xe đi ngược chiều vì khi hai xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng tràn lên nắp capo của xe, gây nguy cơ nước tràn vào họng hút hoặc nắp máy có thể làm ướt bugi gây chết máy.

    Đừng cố gắng khởi động lại ngay khi xe bị chết máy

    Khi xe vào đường ngập nước và đột ngột chết máy, tuyệt đối không được khởi động lại động cơ vì máy sẽ không thể khởi động lại được nữa, mà sẽ làm cong tay biên, vỡ thành máy… Cách tốt nhất lúc này là tắt ngay khóa điện và gọi ngay tới các trung tâm cứu hộ, dịch vụ sửa chữa lưu động của các hãng xe… để được trợ giúp.

    Luôn giữ khoảng cách với các phương tiện khác

    Giữ khoảng cách với các xe khác khi đi qua vùng ngập nước.

    Luôn giữ khoảng cách với các phương tiện khác và tránh xa những xe có trọng tải lớn bởi những phương tiện khác khi di chuyển sẽ tạo ra những cơn sóng nước lớn tràn qua nắp capo của xe bạn và có thể làm nước tràn vào họng hút gió và vào thẳng động cơ gây hiện tượng "thuỷ kích". 

    Kiểm tra dầu máy, dầu cầu, dầu phanh, dầu côn

    Ngay cả khi đã đi qua được đoạn đường nước ngập sâu thì bạn nên kiểm tra dầu máy, dầu cầu, dầu côn, dầu phanh xem có bị nước vào hay không. Có thể quan sát bằng mắt thường, nếu thấy dầu có màu sắc khác thường thì nên thay dầu mới bởi lẽ khi dầu có lẫn nước làm giảm khả năng bôi trơn (dầu máy, dầu cầu) và khả năng truyền lực (dầu phanh, côn) gây ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng làm việc của các hệ thống. 

    Khắc phục sự cố

    Trong trường hợp nước tràn vào xe, ngoài việc kiểm tra và sửa chữa động cơ, hệ thống gió, điện… còn phải làm sạch và sấy khô các chi tiết nội thất như: mút cách âm, ống dẫn khí điều hòa thổi chân, hệ thống điện điều khiển ghế, sưởi ghế, lỗ sạc điện và hệ thống dây dẫn điện điều khiển toàn bộ đèn ở đuôi xe…

    Ngoài ra, thảm lót sàn, nỉ trải sàn, mút cách âm cũng cần được phơi khô hoặc thay mới nếu chúng bị ngâm nước quá lâu. Kiểm tra và sấy khô các giắc cắm, mối chuyển điện, các đầu tiếp xúc kim loại… để tránh hiện tượng han gỉ làm ảnh hưởng đến khả năng truyền điện, cháy chập cầu chì gây hỏng hóc lan truyền sang các thiết bị khác trên xe…

    NaNa(Tổng hợp)

    Xem thêm video: 

    [mecloud]mLHkBrGju7[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-kip-giup-xe-o-to-song-sot-an-toan-khi-di-qua-duong-ngap-nuoc-a108278.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.