+Aa-
    Zalo

    Bình Thuận: Cả làng ra biển xua đuổi tàu nạo vét cát

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong 2 ngày gần đây, hàng trăm người dân tại Bình Thuận tiếp tục kéo nhau ra bãi biển phản đối việc một doanh nghiệp lấy cát bãi tắm bán trực tiếp cho 4 tàu nước ngoài.

    Trong 2 ngày gần đây, hàng trăm người dân của các thôn Hồ Lân, Gò Găng, Hiệp Hòa và Tân Thắng, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) tiếp tục kéo nhau ra bãi biển phản đối việc một doanh nghiệp lấy cát bãi tắm bán trực tiếp cho 4 tàu nước ngoài nằm chờ bên ngoài. Nhiều thanh niên còn chạy thuyền ra xua đuổi, kêu gọi không được tiếp nhận cát.

     
    Người dân trong làng kéo nhau ra biển phản đối việc lấy cát của Công ty Đại Nam Việt

    Hàng trăm người bức xúc, phản đối Công ty CP Đầu tư XNK Đại Nam Việt (Công ty Đại Nam Việt) nạo vét, thông luồng Hồ Lân tận thụ cát nhiễm mặn xuất khẩu ra nước ngoài gây sạt lở bờ biển nghiêm trọng. Đây là dự án nạo vét, thông luồng cửa biển, nhưng sau nhiều tháng triển khai, thuyền nan cũng không thể ra khơi. Trong khi đó, triều cường lại xâm thực sâu vào đất liền xóa sổ nhiều hồ tôm, một dãy nhà hơn năm căn đã biến mất khỏi cồn cát do sạt lở và tiếp tục uy hiếp toàn bộ nhiều ngôi nhà khác trong các làng dọc biển.

    Người dân cương quyết bảo vệ bãi biển

    Không chỉ yêu cầu Công ty Đại Nam Việt ngưng nạo vét bán cát, người dân các thôn Hồ Lân, Gò Găng, Hiệp Hòa và Tân Thắng, huyện Hàm Tân còn yêu cầu chấm dứt hẳn và khắc phục hậu quả do việc lấy cát gây ra sạt lở cả hiện tại và tác động môi trường về sau.

    Theo nhiều người dân xóm 2, thôn Hồ Lân, xã Tân Thắng cho phép Công ty Đại Nam Việt nạo vét, thông luồng cửa Hồ Lân là chủ trương chưa nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Nói là cửa biển nhưng thật ra chỉ là con rạch nhỏ, nơi neo đậu của vài chục chiếc thuyền nan và thuyền thúng của bà con trong làng khi thủy triều dâng. Việc nạo vét, thông luồng chỉ là cái cớ để Công ty Đại Nam Việt khai thác đất đen, xuất khẩu titan thô ra nước ngoài chứ phần lớn người dân trong làng không mặn mà gì với dự án này. Khoáng sản quý của địa phương đang được xuất khẩu với vỏ bọc cát nhiễm mặn, đó chính là lý do vì sao đã ba công ty vào nạo vét nhưng đến nay luồng vẫn chưa thông, mà hàng chục chiếc sà lan vẫn đầy cát liên tục cả ngày lẫn đêm vận chuyển ra những chiếc tàu nước ngoài đang chờ sẳn bên ngoài. Vì vậy, hết công ty này gây sạt lở nặng nề rồi lặng lẻ ra đi, lại đến công ty khác đến đe dọa tính mạng, tài sản của hàng trăm, hộ dân trong làng.

     
    Mặc dù Công ty Đại Nam Việt đã ngưng lấy cát nhưng dân vẫn chưa an tâm

    Ông T. ở xóm 3, thôn Hồ Lân lo lắng, trước đây, bên trong bãi bồi còn có động cát cao có rừng phi lao che chở cho trong làng. Từ ngày mấy công ty về đây nạo vét, bãi bồi dần biến mất khiến nhiều đụn cát bị sạt lở xuống biển thành bãi bồi mới theo mùa nước. Nếu Nhà nước tiếp tục để công ty Đại Nam Việt khai thác lấy cát mang đi như hiện nay, ngôi làng hàng trăm năm tuổi này chắc chắn sẽ bị xóa sổ.

    Một số đụn cát đã bị sạt lở nghiêm trọng, vào mùa mưa bão, khu vực trước đây được chọn làm cửa biển triều cường đã ngoạm sâu vào bên trong làng gây ngập nặng, trường học phải đóng cửa…. Theo lãnh đạo xã Tân Thắng, Công ty CP Đầu tư XNK Đại Nam Việt (TP HCM) được chủ tịch UNBD tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào ngày 13/10/2013 và chứng nhận thay đổi lần hai vào ngày 27/3/2014 để thực hiện dự án nạo vét cửa biển Hồ Lân kết hợp tận thu cát nhiễm mặn xuất bán sang Singapore. Thời gian thực hiện nạo vét kéo dài đến 31/12/2016, khối lượng nạo vét là 807.375m3.

    Như thách thức dư luận, sáng 1/6 Công ty tiếp tục vào lấy khiến dân làng một lần nữa kéo nhau ra biển xua đuổi.

    Theo ghi nhận, trên bãi tắm của người dân địa phương hàng trăm người dân mang bảng yêu sách la ó, dưới nước 5 chiếc cạp đất vẫn gầm rú hoạt động hết công suất, 10 chiếc sà lang, 10 tàu kéo, 1 tàu tuần hành loại lớn vẫn vào lấy cát đen chở ra cho 4 chiếc tàu dài gần 200m, khoảng 50.000 tấn mang quốc tịch nước ngoài đang nằm phía ngoài chờ tiếp nhận cát. Cho đến khi nhiều cơ quan, ban ngành xuất hiện công ty Đại Nam Việt mới tạm dừng mọi hoạt động và di chuyển toàn bộ phương tiện ra xa bờ. Và sáng 1/6/2014, công ty Đại Nam Việt tiếp tục cho phương tiện áp sát bờ lấy cát và hàng trăm người dân tiếp tục kéo ra biển ngăn cản…

     
    Công ty Đại Nam Việt bất chấp sự phản đối của người dân, tiếp tục lấy cát bán cho tàu nước ngoài.

    Trong khi nhà chức trách địa phương vẫn chưa đưa ra hướng giải quyết vụ việc cụ thể thì tình hình ngày càng căng thẳng hơn. Nguy cơ xảy ra xung đột giữa người dân địa phương và Công ty Đại Nam Việt là rất lớn. Thiết nghĩ, nếu dự án thật sự nhằm mục đích phục vụ người dân, nhất thiết chính quyền phải đối thoại trực tiếp với người dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, đặc biệt là những người trong làng đang và sẽ bị ảnh hưởng từ dự án.

    10\% diện tích đất ở Bình Thuận có titan

    Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 10\% diện tích đất của Bình Thuận có chứa titan, trong khoảng 782km2 có tổng trữ lượng quặng titan là 599 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các cồn cát và dọc 192km bãi cát ven bờ biển.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/binh-thuan-ca-lang-ra-bien-xua-duoi-tau-nao-vet-cat-a35220.html
    Thanh Hóa: Lập chòi canh xua đuổi

    Thanh Hóa: Lập chòi canh xua đuổi "cát tặc"

    (ĐSPL) - Bức xúc trước tình trạng khai thác cát bừa bãi, trái phép dẫn đến sạt lở đất, chính quyền địa phương và người dân xã Thiệu Nguyên (Thanh Hóa) đã phải lập 2 chòi canh gác xua đuổi “cát tặc”.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thanh Hóa: Lập chòi canh xua đuổi

    Thanh Hóa: Lập chòi canh xua đuổi "cát tặc"

    (ĐSPL) - Bức xúc trước tình trạng khai thác cát bừa bãi, trái phép dẫn đến sạt lở đất, chính quyền địa phương và người dân xã Thiệu Nguyên (Thanh Hóa) đã phải lập 2 chòi canh gác xua đuổi “cát tặc”.

    Cát tặc dọa giết dân

    Cát tặc dọa giết dân

    rnNgười dân 2 thôn Khoái Trung và Khoái Thượng của xã Đức Bác, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) đang sống trong hoảng loạn. Đất canh tác của họ ở bãi sông Lô bị các tàu cuốc, tàu xúc cát kéo tuột xuống sông.rn