+Aa-
    Zalo

    Các nước trên thế giới đón Tết Nguyên đán 2015 như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trung Quốc, Mông Cổ hay Singapore… là một số nước châu Á có truyền thống đón Tết Âm lịch giống Việt Nam. Mỗi quốc gia lại có những nét phong tục đặc sắc riêng.

    (ĐSPL) - Trung Quốc, Mông Cổ hay Singapore… là một số nước châu Á có truyền thống đón Tết Âm lịch giống Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những nét phong tục đặc sắc riêng.

    Singapore

    Vào dịp Tết Nguyên Đán, tại Singapore sẽ diễn ra 3 hoạt động chính là Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay. Đường phố tại nước này luôn rực sáng trong những ngày Tết.

    Lễ hội Hoa đăng ở Singapore.

    Được biết, đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác nhau, tuỳ theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp.

    Vào dịp này, người dân Singapore đi du xuân với nhiều hoạt động khác nhau, thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình. Đây là cách cầu chúc may mắn cho họ.

    Trung Quốc

    Vào thời khắc giao thừa, Trung Quốc sẽ bắn những màn pháo hoa đặc sắc chào năm mới. Theo quan niệm truyền thống, việc bắn pháo hoa được người Hoa cho là sẽ xua đi những linh hồn xấu xa và mang tới may mắn.

    Vào thời khắc giao thừa, Trung Quốc sẽ bắn những màn pháo hoa đặc sắc chào năm mới.

    Ngoài ra, cắt giấy cũng là một trong những việc làm được ưa chuộng trong năm mới. Mọi người thường cắt các chữ như giàu sang, thịnh vượng trên giấy đỏ. Người Trung Quốc tin rằng việc dán giấy cắt màu đỏ trên cửa sẽ đem lại may mắn và hạnh phúc cho cả gia đình.

    Việc trao phong bao lì xì màu đỏ cũng rất phổ biến vào dịp Tết ở Trung Quốc. Hầu hết trẻ em đều được người lớn tặng bao lì xì mừng tuổi.

    Hàn Quốc

    Khi đồng hồ điểm đúng 0h00, người Hàn Quốc sẽ đốt tre trong nhà để xua tà. Tối trước Giao thừa, họ sẽ tắm bằng nước nóng với mục đích tẩy trần trước khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống Hanbok và cử hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Người Hàn Quốc gọi Tết Nguyên Đán là Seollal và cúng Giao thừa với khoảng 20 món.

    Lễ Seba của người Hàn Quốc.

    Sáng mùng 1 Tết, người Hàn có phong tục tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống rượu gui balli sool, sau đó tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam trong gia đình đứng ra làm lễ.

    Sau lễ Chesa là lễ Seba. Theo nghi lễ này, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc món đồ quý nào đó cho con cháu.

    Mông Cổ

    Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (Tsagaan Sar) vào tháng Giêng và tết Naadam vào tháng 7.

    Vào trước đêm Giao thừa, người Mông Cổ sẽ rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa. Vào thời khắc Giao thừa, người Mông Cổ thực hiện tục uống trà đầu năm.

    Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar của người Mông Cổ là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê...

    Món ăn truyền thống trong Tết của người Mông Cổ là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz, thịt cừu, thịt bò, sữa dê, thịt ngựa, thịt cừu nướng,…

    Trong những ngày Tết, khi gặp nhau, người Mông Cổ thường chúc nhau bằng câu nói: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt".

    Indonesia

    Tại Indonesia, các hoạt động văn hóa nghệ thuật như múa lân, múa rồng, sư tử,… được tổ chức để chào đón năm mới.

    Vào dịp này, các đường phố, nhà cửa khắp Indonesia được trang hoàng và tô điểm với màu chủ đạo là đỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Món bánh truyền thống trong ngày Tết ở đây là Lontong Imlek cùng với nước dừa, trứng luộc,…

    Món bánh truyền thống trong ngày Tết của người Indonesia.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-nuoc-tren-the-gioi-don-tet-nguyen-dan-2015-nhu-the-nao-a83986.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Điểm lại 10 đồ ăn đắt nhất thế giới

    Điểm lại 10 đồ ăn đắt nhất thế giới

    (ĐSPL) – Để thưởng thức những món ăn đắt đỏ sau đây, có lẽ bạn sẽ phải bỏ ra số tiền lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng - ngang với số tiền sắm một ngôi nhà.