+Aa-
    Zalo

    Cận cảnh tàu Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị lăn bánh sau 8 lần lỡ hẹn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau 8 lần lỡ hẹn với người dân thủ đô, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dự kiến sẽ được đưa vào vận hành thương mại trong quý 1/2021.

    Sau 8 lần lỡ hẹn với người dân Thủ đô, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dự kiến sẽ được đưa vào vận hành thương mại trong quý I/2021.

    [presscloud]17599[/presscloud]

    Ban Quản lý dự án đường sắt (bộ GTVT) vừa cho biết tuần đầu tiên của tháng 12, các đoàn tàu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày. Dù vậy, theo ghi nhận của PV Đời sống & Pháp luật, ngay từ chiều 19/11 những đoàn tàu của dự án này đã bắt đầu được đưa vào chạy thử. 

    Từ cuối năm 2018, tàu Cát Linh - Hà Đông từng chạy thử liên động để khớp nối các hạng mục thiết bị. Tuy nhiên lúc đó việc chạy thử không có sự tham gia của nhiều nhân sự.

    Tại lần chạy thử sắp tới, toàn bộ nhân sự vận hành tuyến tàu điện với khoảng 800 người, trong đó 200 người của tổng thầu Trung Quốc, sẽ được huy động; tất cả hạng mục trong nhà ga hoạt động giống như khai thác thương mại để đánh giá an toàn, nghiệm thu.

    Căn cứ kết quả vận hành thử, trong quý I/2021, Liên danh tư vấn độc lập Pháp dự kiến cấp chứng chỉ an toàn hệ thống cho dự án, sau đó Bộ Giao thông Vận tải (chủ đầu tư) sẽ nghiệm thu công trình và bàn giao cho TP Hà Nội quản lý, vận hành.

    Ban đầu, kế hoạch vận hành thử là đầu năm 2020 nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Tổng thầu Trung Quốc chưa thể huy động được đầy đủ nhân sự sang Việt Nam, dẫn đến khó khăn trong công tác hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, căn chỉnh các chuyên ngành kỹ thuật thành phần để vận hành thử toàn hệ thống.

    Trước đó, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã 8 lần "lỡ hẹn" với người dân thủ đô. Tiến độ dự án này đã chậm trễ 5 năm so với mốc thời gian dự tính sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2015.

    Theo đại diện bộ Giao thông Vận tải, hiện nay khối lượng xây lắp và thiết bị đã cơ bản hoàn thành, đã nghiệm thu 5/5 hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị. Công việc chính hiện nay là hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu các công trình thành phần, thanh quyết toán, vận hành thử toàn bộ hệ thống, đồng thời tiếp tục thực hiện đánh giá an toàn của tư vấn trong quá trình vận hành thử hệ thống. 

    Nhà ga chính Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) cơ bản được hoàn thiện, chờ ngày đưa vào vận hành chính thức.

    Bên ngoài nhà ga Cát Linh biến thành bãi đỗ xe tự phát.

    Nhiều trang thiết bị rơi vào tình trạng phủ bụi do lâu ngày không được sử dụng.

    Chạy dọc tuyến đường sắt này, không khó để bắt gặp hình ảnh những đống rác vứt ngổn ngang.

    Gầm đường sắt trên cao còn đường tận dụng làm nơi kinh doanh, gây mất mỹ quan đô thị.

    Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km gồm 12 ga và 1 khu depot.

    Dự án này có tổng mức đầu tư ban đầu là 8.770 tỉ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó điều chỉnh lên 18.002 tỉ đồng (hơn 868 triệu USD). Trong số này, vốn vay ODA Trung Quốc là 13.867 tỉ đồng, vốn đối ứng 4.134 tỉ.

    Hiếu Nguyễn

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-tau-cat-linh---ha-dong-chuan-bi-lan-banh-sau-8-lan-lo-hen-a345827.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan