+Aa-
    Zalo

    Cẩn thận với những "đạo tặc" chốn văn phòng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sự chủ quan và tin cậy từ những người đồng nghiệp đôi khi lại là miếng mồi ngon cho những kẻ có tật "tắt mắt".

    Sự chủ quan và tin cậy từ những người đồng nghiệp đôi khi lại là miếng mồi ngon cho những kẻ có tật "tắt mắt".

    Cẩn thận với những

    Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet).

    Từ những đồ dùng ngỡ như… chẳng ai thèm lấy

    Thùy Trang – nhân viên văn phòng cho một tờ báo mạng chia sẻ cho đến bây giờ chị vẫn không hiểu lí do tại sao chiếc khăn tay bỗng dưng không cánh mà bay. Được biết đó là chiếc khăn mà người yêu chị đã tặng vì biết chị hay bị ra mồ hôi tay.

    Bình thường chị vẫn để ở bàn làm việc, hôm đó sau khi ra ngoài một lát lúc quay lại đã không thấy đâu. Chiếc khăn tuy không đáng giá, hơn nữa cũng không … “sạch sẽ” gì cả, nhưng là kỉ niệm với người yêu nên chị vẫn tiếc ngẩn ngơ mất mấy hôm.

    Tâm, nhân viên một công ty chứng khoán vẫn còn bức xúc khi nhớ đến lần mất đồ gần đây. Dịp đi nước ngoài vừa rồi cô có mua được một chiếc mũ rất “kute” nên mang đến công ty khoe khắp phòng. Không những thế còn hí hửng đưa ảnh lên facebook. Được mấy hôm thì chiếc mũ "bốc hơi" không dấu vết. Hỏi khắp phòng thì đều nhận được cái lắc đầu.

    Nạn mất cắp vặt ở văn phòng hiện đang trở thành… chuyện cơm bữa. Từ chiếc cốc uống nước xinh xắn, cái bút viết lạ mắt hay bất kì vật dụng nhỏ nào khác đều có thể “nằm trong tầm ngắm”. Tuy giá trị không cao nhưng những “nạn nhân” đều cho biết rất bức xúc và khó chịu một phần vì tự dưng mất đi món đồ mình yêu thích, một phần lại nghi ngờ lung tung.

    “Mất đồ giá trị còn kêu khổ được chứ mất cái … kẹp tóc mà kêu hoá ra mình nhỏ mọn quá à”- một nạn nhân vẫn còn ngán ngẩm.

    Lý do “chôm đồ” của những “tên đạo tặc” ở đây thì muôn màu muôn trạng. Có khi chỉ là … hứng lên thấy thích rồi “vô ý” cầm nhầm, hoặc đôi khi là do … sở thích trộm vặt. Cũng có khi là do ganh ghét cá nhân giữa những cô nàng xấu tính hay cố tình lấy đồ để… làm tin.

    Đến những vụ “nhảy đồ” mang tính chất tội phạm

    Chăm chỉ làm việc, dành dụm 3 tháng lương, cuối cùng Long - một nhân viên ngành xây dựng cũng mua được chiếc IP5 để bằng anh bằng em. Niềm vui chưa được tày gang, mấy ngày trước, buổi sáng làm việc Long cắm máy sạc để ở bàn rồi đi vệ sinh một lát. Nhưng lúc quay lại thì tá hoả khi phát hiện sạc thì vẫn còn mà máy đã mất hút.

    Hỏi xung quanh xem có ai mượn máy không thì đều nhận được những câu an ủi, chém gió các kiểu. Vì chiếc điện thoại có giá trị lớn lại sẵn cơn tức nên Long quyết định báo bảo vệ cơ quan và công an. Tuy nhiên vì văn phòng không lắp camera và tại thời điểm mất cắp có quá nhiều người trong phòng nên cuộc điều tra đi vào bế tắc và dần bị lãng quên. Long chỉ biết cách nuốt cục tức vào bụng và trách mình thiếu cẩn thận.

    Bất cứ ở đâu cũng tồn tại nạn ăn cắp vặt. Mỗi cá nhân nên nâng cao tinh thần cảnh giác, tự sắp xếp bảo quản đồ đạc của mình để không trở thành “miếng mồi ngon” cho những kẻ tắt mắt.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-than-voi-nhung-dao-tac-chon-van-phong-a56360.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan